Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, sau khi triển khai phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đầu tiên, tham gia các nhiệm vụ tuần tra của NATO ở Đông Âu, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này của Mỹ, đã lần đầu “chạm mặt” với những chiếc Su-30SM của Nga.
Chiếc F-35A chạm trán với tiêm kích Su-30SM, thuộc Phi đội 13 của Phi đoàn số 32, thuộc lực lượng Không quân Ý, đóng tại Căn cứ Amundola; căn cứ này F-35 đã sử dụng từ năm 2016. Đây cũng là số F-35 đầu tiên, được đưa vào trực chiến tại châu Âu.
Estonia là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô và có chung đường biên giới với Nga; số F-35 từ Căn cứ Amundola, đã đến Estonia vào ngày 30/4/2021, để thay thế những đơn vị tiêm kích Typhoon của Không quân Đức, đã được triển khai từ trước đó, để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra của NATO, trên biển Baltic.
Ngày 9/6 vừa qua, một tiêm kích Su-30SM của Nga đã đánh chặn một chiếc F-35 của Ý; theo thông tin, chiếc F-35 đã áp sát một máy bay vận tải An-12 của Nga vào thời điểm đó.
Việc triển khai F-35 quá gần biên giới Nga, được coi là tạo cơ hội cho Nga tìm hiểu về F-35 và nghiên cứu về khả năng tàng hình của nó. Như các quan chức Mỹ đã nói, Nga sẽ có cơ hội có được một “kho tàng thông tin”. Nên nhớ, Mỹ đã đầu tư rất nhiều tiền vào F-35, ước tính dự án này tiêu tốn 1,7 nghìn tỷ USD, trở thành dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử.
Ngoài loại chiến đấu hạng nặng F-15EX mới nhất, F-35 hiện là máy bay chiến đấu duy nhất, hiện đang được Không quân Mỹ đặt mua và là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất được sản xuất ở phương Tây.
Do đó, giá trị thông tin về F-35 là rất cao, đặc biệt là xét về quy mô trang bị loại chiến đấu cơ này, không chỉ trong Quân đội Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia đồng minh khác của Mỹ.
Một số nhà phân tích suy đoán rằng, việc Nga triển khai Su-30SM để hộ tống máy bay vận tải ở Biển Baltic, có thể dựa trên mục đích thu thập thông tin tình báo; điều này có thể làm tăng cơ hội chạm trán với máy bay chiến đấu F-35 trên không.
Dù F-35 đã được đưa vào trang bị từ năm 2015, nhưng loại máy bay này chỉ có khả năng chiến đấu cơ bản ban đầu và còn lâu mới sẵn sàng tham gia các cuộc chiến tranh cường độ trung bình đến cao.
Hiện nay F-35 chỉ có thể thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản, như không kích một số mục tiêu tầm thấp không có khả năng phòng thủ và các mục tiêu này không được bảo vệ, bằng các biện pháp đối phó tác chiến điện tử và hỏa lực phòng không mặt đất.
F-35 vẫn còn hơn 300 lỗi thiết kế chưa được giải quyết, nhưng các lỗi mới vẫn đang được phát hiện. Các quan chức Mỹ cũng đã chỉ trích nặng nề tổng thầu Lockheed Martin, về việc chậm khắc phục các lỗi của F-35.
Trong khi đó, Su-30SM là một trong những máy bay chiến đấu được trang bị nhiều nhất của Lực lượng Không quân Nga; Su-30SM nặng hơn F-35, kích thước radar lớn hơn, lực đẩy lớn hơn, tốc độ nhanh hơn và trần bay cao hơn.
Các cảm biến, liên kết dữ liệu và hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu Nga không tiên tiến như F-35 và Su-30SM thiếu tính năng tàng hình như của F-35. Tuy nhiên, so với F-35, Su-30SM có độ bền cao hơn và hiệu suất bay vượt trội, đồng thời phạm vi tác chiến trong không chiến cao hơn đối thủ gấp đôi.
Cấu hình hai chỗ ngồi của Su-30SM, cho phép thêm một phi công điều khiển vũ khí, để san sẻ cho phi công chính trong các hoạt động chiến đấu; đây có thể là một lợi thế đáng kể, đặc biệt khi thực hiện đồng thời tiến công các mục tiêu đất đối không.
Su-30SM được coi là máy bay chiến đấu có đầy đủ khả năng chiến đấu, mặc dù việc sản xuất loại máy bay chiến đấu này đã bị dừng lại, và chiếc Su-30SM2 có khả năng hơn, hiện đang được biên chế cho Không quân Nga.
Các nhà phân tích có những ý kiến rất khác nhau về việc F-35 hay Su-30SM có nhiều lợi thế hơn trong không chiến, bởi vì hai tiêm kích này nhấn mạnh các khả năng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trong lần đầu chạm mặt, F-35 đã hoàn toàn “lép vế” trước Su-30SM của Nga. Nguồn ảnh: AirplanePic.
Cận cảnh tiêm kích F-35 của Mỹ thử nghiệm siêu tên lửa phóng ngoài tầm nhìn. Nguồn: USAF.
Tiến Minh