Theo nguồn tin từ Sputnik, mục tiêu lần này không phải là các loại thiết giáp thông thường mà loại tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ được phát triển để chống lại chủ yếu, mà là các công sự ở các trạm kiểm soát.
Và trong cả 2 lần “thử lửa” này của Lực lượng Vũ trang Ukraine đều không thành công, với kết quả là thậm chí đầu đạn còn không trúng mục tiêu được chỉ định. Tuy nhiên, không thể xác định rõ rằng có phải cả 2 lần đều là Quân đội Ukraine sử dụng loại tên lửa Javelin Mỹ này hay không.
Trước đó, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Ukraine, ông Kirill Budanov đã xác nhận trong một buổi phỏng vấn với Military Times, về việc sử dụng tổ hợp vũ khí chống tăng Javelin lần đầu tiên tại tiền tuyến.
Và vào tối ngày 23/11, người đúng đầu cơ quan báo chí của Lực lượng Hỗn hợp, ông Yaroslav Melnichuk cho biết, các hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) này của Mỹ, là được cũng cấp cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự, vẫn chưa được sử dụng tại khu vực thực hiện chiến dịch tại Donbass.
Theo Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, ông Valery Zaluzhny cho biết, hệ thống tên lửa chống tăng Javelin đã được thử nghiệm trong một cuộc diễn tập quân sự tại thao trường Shiroky Lan.
Và cùng trong ngày 23/11, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga cũng nói rằng, các cố vấn quân sự nước ngoài đang hướng tới Ukraine, còn về vũ khí nước này được cung cấp là không chỉ từ Mỹ, mà là còn từ các nước thành viên NATO khác.
Ông cũng nêu lên sự quan ngại về những hành động khiêu khích của Lực lượng Vũ trang Ukraine, với các động thái khác nhau trên đường giới tuyến, và việc họ chuẩn bị cho khả năng giải quyết vấn đề tại Donbass bằng các giải pháp quân sự.
Còn chi tiết về hệ thống tên lửa Javelin mà Mỹ cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, đây là một loại tên lửa chống tăng dẫn đường vác vai được trang bị trong Quân đội Mỹ, tên đầy đủ của nó là FGM-148 Javelin.
Loại tên lửa ATGM Javelin này được phát triển để tấn công chủ yêu hướng về các thiết giáp, ví dụ như phần nóc tháp pháo xe tăng, nơi là điểm yếu thường thấy trên các chiến xa, mang lớp vỏ mỏng manh hơn.
Ngoài ra các tên lửa Javelin này cũng được đánh giá là có thể sử dụng bằng cách bắn thẳng về các tòa nhà hay các công sự. Song, với những lần “thử lửa” đầu tiên tại Ukraine, dường như chưa quá hiệu quả.
Ngoài các mục tiêu mặt đất, FGM-148 cũng có thể sử dụng như một vũ khí góp mặt trên lực lượng vũ trang của trực thăng quân sự, sử dụng như một loại tên lửa tấn công trực tiếp, với hệ thống dẫn đường hồng ngoại khá tối ưu.
Đầu đạn của hệ thống tên lửa vác vai Javelin này là sử dụng cái loại đầu đạn nổ lõm nhiên liệu rắn, và để triển khai các hệ thống này, sẽ cần 2 người đảm nhiệm, bao gồm 1 lính vác vai và 1 lính vác đạn.
Về kích thước, các Javelin được thiết kế với chiều dài ống phóng là 1.2m, đường kính cỡ phóng 142mm, với trọng lượng cho mỗi ống phóng vác vai là khoảng 6.5kg.
Còn các tên lửa sử dụng trên hệ thống phóng Javelin, chúng mang chiều dài là 1.1m, đường kính tên lửa 127mm và trọng lượng tên lửa thì lên tới 11.8kg. Với trọng lượng này, đầu đạn sẽ năng tới 8.4kg, là loại đầu đạn nổ lõm chống tăng HEAT.
Uy lực của Javelin cũng được đánh giá khá tốt, khi mang khả năng xuyên thép dày tới hơn 600mm, tầm bắn hiệu quả đạt trong vòng 75-2.500m.
Với các thông tin về Javelin, có thể nói hệ thống tên lửa chống tăng vác vai này của Mỹ khá là tối ưu trên chiến trường. Nhưng có lẽ, do “kém duyên” với chiến sự tại Ukraine nên Javelin “thử lửa” chưa thực sự thành công. Nguồn ảnh: Ydex.
Hình ảnh thực tế hệ thống tên lửa chống tăng tối tân FGM-148 Javelin của Mỹ trong thực chiến. Nguồn: Gung Ho Vids.
Minh Hoàng