Lan tỏa yêu thương, bảo vệ hòa bình dựng xây tương lai

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, chia sẻ và tri ân với các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh cho rằng, những người được hưởng nền hòa bình, độc lập phải có trách nhiệm lan tỏa yêu thương, bảo vệ hòa bình để dựng xây tương lai.

Chúng tôi theo chân đoàn công tác của Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh trở về Hoài Nhơn. 50 năm sau ngày thống nhất, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, Hoài Nhơn đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh chia sẻ với các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh chia sẻ với các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Hoài Nhơn được biết đến là chiến trường ác liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, quân và dân Hoài Nhơn đã phối hợp Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân khu 5 và Tỉnh đội kiên cường chiến đấu và chiến thắng với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Để có được ngày thống nhất cùng Bình Định và cả dân tộc, nhân dân Hoài Nhơn đã phải chịu đựng những mất mát lớn lao. Toàn thị xã có hơn 11.000 liệt sĩ, 8.764 thương bệnh binh, cùng 2.086 Mẹ Việt Nam Anh hùng được Nhà nước phong tặng và truy tặng. Trên khắp địa bàn Hoài Nhơn, các nghĩa trang liệt sĩ vẫn gìn giữ gần 1.746 phần mộ chưa xác định được đầy đủ thông tin. Những con số này là minh chứng khốc liệt nhất cho sự hy sinh và cống hiến của người Hoài Nhơn trong cuộc chiến.

Ông Trương Quyền, ngoài cùng bên trái. Ảnh: Quang Vinh

Ông Trương Quyền, ngoài cùng bên trái. Ảnh: Quang Vinh

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, cựu chiến binh Trương Quyền, 83 tuổi, ở thôn Thành Sơn, xã Hoài Châu, thị xã Hoài Nhơn, nhớ lại những năm tháng gian khổ của cuộc chiến đấu. Trong muôn trùng mưa bom bão đạn, trận đánh nào cũng ám ảnh.

“Máy bay trực thăng đổ bộ, chúng tôi phải chiến đấu dưới sình lầy, để chiến đấu, tôi phải làm giá súng cho đồng đội gác súng lên vai tiêu diệt địch. Trong trận chiến ở Phù Cát, chúng tôi đã tiêu diệt được 1 chiếc máy bay trực thăng, nhưng đồng đội hy sinh rất nhiều. Còn tôi thương tích đầy mình. Các thủ trưởng gọi tôi là “cái bồ đựng đạn”, suốt ngày phải nhập viện. Cho đến ngày thống nhất, tôi chỉ còn 24% sức khỏe”, ông Quyền chia sẻ.

Chiến tranh đã lấy đi của người cựu binh Trương Quyền quá nhiều. Đó là xương máu và đồng đội. Sau ngày đất nước thống nhất, dù chỉ còn 24% sức khỏe, nhưng ông Quyền vẫn luôn vui vẻ yêu đời, cống hiến sức mình trong quân ngũ, rồi về hưu tham gia vào các công việc ở khu dân cư, khi ở trên cương vị là Bí thư Chi bộ thôn Thành Sơn, lúc lại là Chi hội trưởng Chi hội Người Cao tuổi...Với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, những vết thương chiến tranh rồi cũng lùi dần vào quá khứ cho những đau thương một thời bắt nhịp hồi sinh.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh thăm hỏi thân tình với các cựu chiến binh, thân nhân các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh thăm hỏi thân tình với các cựu chiến binh, thân nhân các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Chia sẻ và nói lời tri ân tới các cựu chiến binh, các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh cho rằng, đối với một đất nước, không có gì đau thương bằng chiến tranh cho nên không có gì quý giá hơn hòa bình. Từ thủa Vua Hùng dựng nước, trải qua mấy nghìn năm, các thế hệ người Việt Nam đã dùng máu của mình để viết nên những trang sử bi hùng như minh chứng cho một khát vọng mãnh liệt: Không chấp nhận làm nô lệ. Máu của họ đã len vào mảnh đất, thịt xương của họ đã trộn lẫn với non sông. Để có được hòa bình, thống nhất, Hoài Nhơn, Bình Định và cả dân tộc đã phải hy sinh rất nhiều. Vì vậy, 50 năm sau ngày Hoài Nhơn, Bình Định và đất nước thống nhất, những người được hưởng nền hòa bình, độc lập hôm nay phải có trách nhiệm lan tỏa yêu thương, bảo vệ hòa bình để dựng xây tương lai.

Để yêu thương và chia sẻ, theo ông, ai cũng đều có thể đóng góp bằng sức nhỏ của mình, bằng những gì mình có. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã thuộc lòng câu hát: “Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, 50 xuống biển, 50 lên non/Nay triệu cháu con chung tình nước non, là hoa một gốc, là con một nhà” (tác phẩm “Nổi trống lên các bạn ơi” của nhạc sĩ Phạm Tuyên). Câu chuyện nhắc nhớ người Việt Nam về sự ra đời đầy tự hào của dân tộc Việt, rằng người Việt dù sinh ra ở bất kỳ nơi đâu, thuộc bất kỳ thành phần nào trong xã hội thì vẫn luôn là anh em từ chung một cội rễ, là máu thịt chung một gốc đồng bào. Cho nên dù chúng ta theo một hay nhiều tôn giáo, niềm tin của chúng ta đặt để ở một đấng linh thiêng nào đi chăng nữa thì chúng ta chỉ có một nguồn cội, đó là dân tộc Việt Nam, nơi cho chúng ta làm người và làm tín đồ tôn giáo.

Tước phẩm Hiệp sĩ có từ năm 1831, thể hiện sự tri ân của Giáo hoàng đối với giáo dân có công lớn trong giáo hội và xã hội. Hiệp sĩ Đại thánh giá là một trong những cấp bậc cao. Ông Lê Đức Thịnh và vợ là bà Nguyễn Thị Kim Yến được Giáo hoàng Benedict 16 ban tước phẩm Hiệp sĩ Đại thánh giá và Hiệp sĩ Đại thánh giá Phu nhân vào ngày 12/6/2007. Kể từ năm 1831 cho đến nay, trên thế giới có 13 Hiệp sĩ Đại thánh giá, trong đó ông Lê Đức Thịnh là người châu Á đầu tiên được Giáo hoàng phong tước phẩm. Bà Nguyễn Thị Kim Yến cũng là người phụ nữ đầu tiên được Giáo hoàng phong tước phẩm nữ Hiệp sĩ Đại Thánh giá.

Nữ Hiệp sĩ Đại thánh giá Nguyễn Thị Kim Yến trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Nữ Hiệp sĩ Đại thánh giá Nguyễn Thị Kim Yến trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Quang Vinh

Nữ Hiệp sĩ Đại thánh giá Nguyễn Thị Kim Yến trao quà cho bà con đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh. Ảnh: Quang Vinh

Nữ Hiệp sĩ Đại thánh giá Nguyễn Thị Kim Yến trao quà cho bà con đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh. Ảnh: Quang Vinh

Cảm động trước tâm chân tình của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh, ông Trương Quyền bày tỏ xúc động khi nhận được những món quà ấm ấp của Hiệp sĩ và đoàn Công tác, nhất là trong dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Ông Quyền cho rằng, những nghĩa cử này giúp ông thấy được cái tình của một người Công giáo với đồng bào còn khó khăn, không phân biệt là ai, tôn giáo hay dân tộc. “Qua đây, tôi càng ý thức hơn về trách nhiệm của mình với cộng đồng, bảo ban con cháu cần phải sống đoàn kết hơn, gắn bó và có trách nhiệm với mọi người, bởi tất cả chúng ta đều có chung một nguồn cội”, ông Quyền chia sẻ.

Ông Đặng Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Việt Phú An trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Đặng Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Việt Phú An trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Trần Đình Bình, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Việt Phú An trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Trần Đình Bình, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Việt Phú An trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, trao quà cho bà con dân tộc có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vân Canh.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, trao quà cho bà con dân tộc có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vân Canh.

Trân trọng cảm ơn những tình cảm của Hiệp sĩ Đại Thánh giá dành cho bà con Bình Định, bà Lê Bình Thanh, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định cho rằng, những món quà của Đại hiệp sĩ dành cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo trong dịp này là nghĩa cử cao đẹp. Món quà chính là tấm lòng của một người Công giáo ưu tú dành cho bà con Bình Định với tinh thần “là hoa một gốc là con một nhà”.

Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Định Lê Bình Thanh trao quà cho đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh. Ảnh: Quang Vinh

Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Định Lê Bình Thanh trao quà cho đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh. Ảnh: Quang Vinh

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và đoàn công tác thăm và làm việc tại Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Định. Ảnh: Quang Vinh

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và đoàn công tác thăm và làm việc tại Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Định. Ảnh: Quang Vinh

Theo bà Lê Bình Thanh, Bình Định là một trong những địa phương thực hiện nhiều chính sách tốt trong công tác chăm lo cho các gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, Bình Định có sự phát triển mạnh mẽ. Đồng hành cùng sự phát triển đó, MTTQ Bình Định luôn nỗ lực đóng góp trong việc xây dựng các chính sách để hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, và đặc biệt là các gia đình chính sách.

“Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh là 1,01%, thấp hơn so với tỉ lệ hộ nghèo bình quân chung cả nước là 1,93%. Trong năm 2025, chúng tôi sẽ giảm tỷ lệ này xuống 0,76%. Có thể nói, đây là động lực rất lớn cho Bình Định, đặc biệt là đối với công tác Mặt trận trong việc nỗ lực hơn nữa, để huy động nhiều nguồn lực, tạo nhiều sự hỗ trợ, đóng góp cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, ổn định cuộc sống”, bà Lê Bình Thanh nhấn mạnh.

Là một người con Bình Định, bà Lê Bình Thanh cũng cho rằng, thế hệ của bà là thế hệ sinh ra trong hòa bình, 50 năm lớn lên cùng Bình Định và qua lịch sử, qua những giá trị của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha, đều thấm hiểu giá trị của hòa bình, những thế hệ sinh ra trong thống nhất biết ơn Đảng, Nhà nước, biết ơn bao người đã ngã xuống để cho chúng ta có được cuộc đời mới như hôm nay.

Sau ngày thống nhất, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền, dân và quân tỉnh Bình Định đã đoàn kết vượt qua mọi thử thách và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 7%/năm; quy mô nền kinh tế không ngừng mở rộng, từ một tỉnh nghèo, đến nay đã vươn lên xếp vị trí thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành cả nước. Riêng TP. Quy Nhơn đã hai lần được vinh danh là thành phố sạch ASEAN.

Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định vừa vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực to lớn để Bình Định tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững.

Bí thư tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng thân mật đón tiếp Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh. Ảnh: Quang Vinh

Bí thư tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng thân mật đón tiếp Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh. Ảnh: Quang Vinh

Chia sẻ những niềm vui này với Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và đoàn công tác, ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cảm ơn nghĩa cử của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh cùng các thành viên đoàn công tác. Ông Hồ Quốc Dũng mong muốn, bằng uy tín của mình, thời gian tới, Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh sẽ có thêm nhiều hoạt động xã hội, từ thiện, dành nhiều động viên, chia sẻ và quan tâm đối với đồng bào lương giáo còn khó khăn, từ đó lan tỏa, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng chung sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Trong không khí ấm áp thân tình, Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh bày tỏ niềm vui khi được trở lại Bình Định đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Theo Hiệp sĩ, ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi khi non sông nối liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 50 năm sau thống nhất, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa cùng dòng chảy của đất nước, Bình Định – quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ, đang vươn dậy với sức mạnh thần tốc của đoàn quân Tây Sơn. Đó là những thành quả lớn lao được kết tinh từ sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Định cho đến mỗi người dân trên mảnh đất hiền hòa tươi đẹp nhưng cũng rất đỗi kiên trung này.

Đoàn công tác trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Đoàn công tác trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Bà Nguyễn Thị Phong Vũ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Bình Định trao tặng bức tranh cho Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.

Bà Nguyễn Thị Phong Vũ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Bình Định trao tặng bức tranh cho Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh chia sẻ và động viên đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh chia sẻ và động viên đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vân Canh.

“Những thành quả sau 50 năm thống nhất, từ thống nhất về địa lý đến thống nhất về lòng người, càng khiến chúng ta thêm yêu và tự hào Tổ quốc này, dân tộc này. Đó cũng chính là động lực để chúng tôi mong mỗi ngày làm thêm được một việc ý nghĩa, nhất là cho những người còn nghèo khó”, Hiệp sĩ Lê Đức Thịnh chia sẻ và cho rằng, đã là người Việt Nam, là tín đồ tôn giáo ai cũng muốn làm những điều thiện, điều tốt lành vì đồng bào, đồng đạo của mình, vì chung mục đích là đoàn kết dân tộc. Bởi đây là đạo lý, là văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng tương trùng với tinh thần mà Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Hoàn vũ Francis đã nhắn nhủ tới người Công giáo Việt Nam, dấu ấn cuộc sống của một người Kitô hữu ở trong thế gian là ưu tiên thực thi bác ái, bằng cách sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và đồng hành với dân tộc.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, tại Bình Định, Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh và đoàn công tác đã tới thăm và trao 800 suất quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn (mỗi suất trị giá 1.500.000 đồng) và tặng 600 suất quà cho đồng bào dân tộc nghèo trên địa bàn huyện Vân Canh (mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng).

Hoàng Yến, Quang Vinh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/lan-toa-yeu-thuong-bao-ve-hoa-binh-dung-xay-tuong-lai-10303015.html