Trải qua một đêm khai thác, những con tàu chở đầy cá cơm cập bến Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lúc trời vừa sáng. Từng sọt cá cơm tươi rói được đưa vào bờ, một phần bán cho thương lái làm mắm, còn phần lớn được các cơ sở thu mua để chế biến thành cá cơm khô. Ảnh: Hà Phương
Cá được chở vào cơ sở chế biến cá cơm khô. Ảnh: Hà Phương
Muốn có mẻ cá khô thơm ngon, công đoạn trước tiên là rửa sạch cá. Ảnh: Hà Phương
Sau đó rải lên mặt vỉ, rồi đưa vào lò hấp. Ảnh: Hà Phương
Vào mùa này, các lò hấp luôn đỏ lửa. Ảnh: Hà Phương
Các vỉ hấp được xếp chồng lên nhau. Ảnh: Hà Phương
Nhân công đẩy các vỉ cá vừa hấp chín còn nghi ngút khói đi phơi. Ảnh: Hà Phương
Cá tiếp tục được dàn mỏng để nhanh khô. Ảnh: Hà Phương
Cá cơm vừa hấp chín tỏa mùi thơm hấp dẫn. Ảnh: Hà Phương
Trong suốt thời gian phơi, cá phải được trở liên tục để khô đều, trắng và thơm. Ảnh: Hà Phương
Vào mùa cá cơm, ở xã biển Tịnh Kỳ, dễ dàng bắt gặp từng cụm gồm hàng trăm vỉ cá cơm được sắp ngay ngắn để phơi. Ảnh: Hà Phương
Cảnh phơi cá cơm nhìn từ trên cao. Ảnh: Hà Phương
Theo chính quyền địa phương, nghề chế biến cá cơm khô có từ hàng chục năm nay, đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế và nâng cao giá trị thủy sản sau khi đánh bắt. Ảnh: Hà Phương
Cá cơm được hấp, phơi, bán cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên địa bàn xã Tịnh Kỳ có khoảng 15 cơ sở chế biến cá cơm khô với năng suất trung bình khoảng 4 tấn/ngày. Ảnh: Hà Phương
Nghề chế biến cá cơm khô cũng góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi. Ảnh: Hà Phương
Hà Phương