Làng chài đỏ lửa suốt ngày đêm nướng 'cá ông trời' vụ Tết

Cá thửng được uốn thành vòng tròn, người dân làng chài Nghi Thủy (TP. Vinh, Nghệ An) gọi là 'cá ông trời'. Đây là một món ăn độc đáo, được yêu thích, đặc biệt là vào dịp tết Nguyên đán.

Những ngày này về phường Nghi Thủy, TP. Vinh (Nghệ An) mùi cá nướng lan tỏa khắp nơi. Tại đây, hàng chục cơ sở chuyên nướng cá đang đỏ lửa suốt ngày đêm, làm hàng để kịp cung ứng cho thị trường Tết.

Để tạo vị thơm ngọt và màu vàng bắt mắt cho cá thửng, bí quyết của người dân làng chài Nghi Thủy là xông bằng bã (vỏ) mía.

Để tạo vị thơm ngọt và màu vàng bắt mắt cho cá thửng, bí quyết của người dân làng chài Nghi Thủy là xông bằng bã (vỏ) mía.

Khu vực cảng cá phường Nghi Thủy là nơi tập trung nhiều cơ sở chuyên nướng cá. Cá nướng ở đây có đầy đủ các loại, kích thước khách nhau, từ những con cá thu lớn đến cá thửng, cá nục, cá lượng…

Từ 4 giờ sáng, bà Võ Thị Thu (45 tuổi) ra bến, đợi thuyền đánh cá của các ngư dân trở về, lựa chọn mua những mẻ cá thửng tươi ngon, to đều. Cá đem về rửa sạch, để cho ráo nước rồi bắt đầu khâu tạo hình.

Cá thửng được lựa chọn tươi ngon, làm sạch rồi uốn cong sao cho miệng cá ngậm trọn lấy đuôi tạo thành hình tròn chuẩn bị mang đi xông khói.

Cá thửng được lựa chọn tươi ngon, làm sạch rồi uốn cong sao cho miệng cá ngậm trọn lấy đuôi tạo thành hình tròn chuẩn bị mang đi xông khói.

"Cá được lựa chọn tươi ngon, thịt chắc, sau khi xóc muối làm sạch thì uốn cong sao cho miệng cá ngậm trọn lấy đuôi tạo thành hình tròn. Công đoạn uốn cá đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ để cá cân xứng, không làm gãy xương. Cá sau đó được cho vào nồi hấp chín vừa, xếp ra vỉ sắt cho ráo nước rồi đem đi xông", bà Thu nói.

Dịp Tết, cá thửng có giá dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg.

Dịp Tết, cá thửng có giá dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg.

Theo người dân làng nghề, cá thửng bán rất chạy vào mùa lễ Tết. Trong tín ngưỡng của người dân vùng biển, cá thửng tượng trưng cho trời tròn. Do đó, trong mâm cỗ ngày Tết, bên cạnh bánh chưng xanh thì hầu như nhà nào cũng có đĩa cá thửng, cầu mong một năm mới trời yên bể lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá.

Cá thửng chế biến quanh năm, tuy nhiên vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất.

Cá thửng chế biến quanh năm, tuy nhiên vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất.

Có thời điểm, sản phẩm làm ra không đủ bán cho khách hàng. Nhiều khách du lịch thích thú đặt mua vì cá thơm ngon, hình dáng độc đáo, đặc biệt còn để được rất lâu, càng kho càng ngon. Nhiều người cũng lựa chọn mua về làm quà Tết, gửi đi nước ngoài.

Cá thửng chế biến quanh năm, tuy nhiên vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất. Dịp Tết, cá thửng có giá dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg.

Cá thửng là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết.

Cá thửng là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết.

Để tạo vị thơm ngọt và màu vàng bắt mắt cho cá thửng, bí quyết của người dân làng chài Nghi Thủy xông bằng bã (vỏ) mía trong thùng phuy đậy kín nắp. "Cá được xông khói bã mía nên sẽ thơm và ngọt nhờ lớp mật mía còn sót lại trong bã, lớp vỏ cật của mía thấm vào từng con cá. Sau khi xông cá sẽ ngả màu vàng ươm rất ngon mắt. Một mẻ cá được xông trong khoảng 10 phút. Quá trình xông cá phải chú ý nhiệt độ, không được để quá nóng, lớp vảy sẽ bị xém đen, nhìn mất thẩm mỹ. Khi sờ tay vào thấy cá khô, không còn dính tay nữa thì nhấc cá ra khỏi bếp than", ông Đinh Văn Sửu (51 tuổi, trú phường Nghi Thủy) chia sẻ.

Dịp này, người dân vùng biển xóm Yên Đồng, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu thức dậy lúc 3h, lái xe đến các cảng cá trên địa bàn và huyện lân cận như Hoàng Mai, Quỳnh Lưu mua cá biển về nướng.

Từ sáng đến chiều muộn, hàng chục cơ sở huy động nhân lực tập trung dọc con lạch hướng ra biển, ngồi theo nhóm phân loại cá.

Từ sáng đến chiều muộn, hàng chục cơ sở huy động nhân lực tập trung dọc con lạch hướng ra biển, ngồi theo nhóm phân loại cá.

Bà Hồ Thị Tiến (62 tuổi, trú tại xã Diễn Vạn) có gần 40 năm làm nghề nướng cá. Bà Tiến cho biết: "Cá nướng muốn ngon, đạt chất lượng nhất phải mua được cá tươi, mới đánh bắt về. Vì thế làm nghề nướng cá này, chúng tôi phải dậy từ 3-4h ra bến, canh thuyền về để mua cá. Nếu chậm chân, những thúng cá tươi sẽ bị mua hết".

Cá sau khi sơ chế và phân loại được bỏ lên giàn sắt đặt bên đường.

Cá sau khi sơ chế và phân loại được bỏ lên giàn sắt đặt bên đường.

Để đảm bảo mua được hàng tuyển, các chủ cơ sở làm nghề nướng cá thường xuyên giữ liên lạc với các tàu thuyền. Khi đánh bắt được mẻ cá ngon, xưởng nướng cá lập tức biết tin, đợi sẵn ở bến để thu mua.

Cá tươi khi đưa về sẽ được làm sạch. Những con cá lớn cần chia thành các khúc nhỏ để nướng. Cá nướng bằng than củi, giữ được vị ngon, dễ bảo quản, vận chuyển, có thể mang đi xa tiêu thụ.

Người dân xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu mỗi ngày nướng 500-1.000 kg cá bán Tết, gấp đôi so với bình thường.

Người dân xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu mỗi ngày nướng 500-1.000 kg cá bán Tết, gấp đôi so với bình thường.

Bếp nướng cá được thiết kế khá đơn giản bằng những viên gạch xếp thành hàng, 2 thanh sắt dài hơn 1,5m được người dân quấn thêm một lớp lá chuối rồi kê lên bếp để nướng cá. Việc quấn lá chuối tươi quanh thanh sắt là để cá không bị cháy, bám bẩn khi nướng, cá cũng thơm, ngon hơn.

Cá thường được phơi trong 3-5 tiếng cho ráo nước trước khi đưa đi nướng.

Cá thường được phơi trong 3-5 tiếng cho ráo nước trước khi đưa đi nướng.

Cá tươi sau khi sơ chế sạch được trải đều trên bếp. Những người phụ nữ nhanh tay lật qua, lật lại để cá chín đều, không bị cháy. Cá chín dậy mùi thơm nức, lan tỏa khắp nơi.

Mỗi cơ sở thường thuê một thợ nướng cá riêng, nhiều xưởng làm nhỏ lẻ thì gia chủ kiêm luôn phần việc này. Cận Tết, hộ nào cũng tăng ca, thuê khoảng 2-3 thợ về làm cho kịp đơn hàng.

Mỗi cơ sở thường thuê một thợ nướng cá riêng, nhiều xưởng làm nhỏ lẻ thì gia chủ kiêm luôn phần việc này. Cận Tết, hộ nào cũng tăng ca, thuê khoảng 2-3 thợ về làm cho kịp đơn hàng.

Khách hàng chỉ cần liên lạc qua điện thoại để "chốt đơn". Cá sau khi nướng chín, các chủ cơ sở sẽ đóng gói, gửi cho khách theo địa chỉ. Bên cạnh đó, cá nướng cũng được nhiều thương lái đến đặt mua để bán lại tại chợ truyền thống trên địa bàn và các huyện lân cận.

Gia Minh

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/lang-chai-do-lua-suot-ngay-dem-nuong-ca-ong-troi-vu-tet-172250102104118523.htm