Vẽ và trang trí cho heo đất
Sau khi sơn nền cho thân, người thợ sẽ vẽ chi tiết, tạo điểm nhấn như: khai nhãn, vẽ đuôi, trang trí nơ, hoa… Công đoạn vẽ đòi hỏi người thợ phải khéo léo, dồn tâm huyết qua từng nét cọ. Công đoạn này thường do phụ nữ đảm nhận. Với người thợ sơn sẽ được nhận thù lao từ 500 đồng đến 3.000 đồng/con; thợ vẽ có thù lao từ 30.000 đến 40.000 đồng/giờ; thợ bọc màng co từ 250.000 đến 300.000 ngày.
Để tạo ra những “lứa” heo ngộ nghĩnh và đáng yêu, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn. Từ heo đất đã được nung, người thợ phải chà nhám, làm nhẵn bề mặt của heo đất, tiếp đến là công đoạn sơn thủ công.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, các cơ sở làm heo đất truyền thống ở Lái Thiêu đang nhộn nhịp vào mùa sản xuất. Theo một số người sản xuất lâu năm, thời kỳ hưng thịnh, nơi đây có hơn 200 hộ sản xuất nhưng hiện nay chỉ còn vài chục hộ.
Sau khi vẽ xong, từng chú heo đất, rồng đất (linh vật của năm Giáp Thìn 2024) được xếp cẩn thận để khô sơn.
Sản phẩm heo đất
Phạm Thương