Để sản xuất bánh phồng tôm được thơm ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Tôm được chọn phải tươi sống, được rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy phần thịt.
Thịt tôm được xay nhuyễn, trộn đều với bột và các loại gia vị khác. Tỷ lệ tôm càng cao thì bánh phồng tôm sẽ càng đậm vị hơn.
Sau khi trộn bột, những người thợ sẽ tiến hành tráng và hấp bánh (dạng làm bánh tráng truyền thống).
Tráng bánh truyền thống là một trong những công đoạn cực đòi hỏi người thợ phải ngồi canh lửa xuyên suốt.
Khi bánh chính được lấy ra và phơi cho ráo mặt rồi tiến hành cắt từng miếng vuông hình chữ nhật. Bánh sau đó được tiếp tục phơi cho đến khi khô.
Công đoạn cắt bánh.
Công đoạn cắt bánh đối với bánh hấp hình thức công nghiệp hiện đại.
Công đoạn phơi bánh sau khi cắt.
Làng nghề bánh phồng tôm xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn sản xuất quanh năm nhưng cao điểm nhất vẫn là dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Mỗi dịp Tết, trung bình một cơ sở sản xuất bánh phồng tôm cung ứng ra thị trường khoảng vài tấn sản phẩm.
Do sản xuất với quy mô lớn, số lượng nhiều nên nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng tôm đã đầu tư máy sấy, máy hấp, máy cắt bánh… để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Ngoài bánh phồng tôm đặc trưng, nhiều cơ sở còn sản xuất thêm bánh phồng cua, bánh phồng hào, bánh phồng được chế biến từ các loại rau, củ, quả như: Chuối, thanh long, hạt sen, lá dứa…
Mẫu mã sản phẩm cũng ngày càng đa dạng, bắt mắt.
Ngoài chiên ăn trực tiếp, bánh phồng tôm được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Nấu súp, nấu canh, ăn kèm với gỏi…Đây được xem là loại đặc sản không thể thiếu trong những ngày Xuân về Tết đến tại Cà Mau.
Quách Mến