Lạng Sơn coi trọng công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp
Tỉnh ủy Lạng Sơn nghiêm túc triển khai công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp theo đúng các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Việc chuẩn bị công tác nhân sự đã được các chi, đảng bộ chủ động và thực hiện kỹ lưỡng các khâu từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Ðối với cấp tỉnh, số lượng nguồn đưa vào quy hoạch BCH Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 102 đồng chí, đạt 1,85 lần (yêu cầu đề ra là đạt từ 1,5 đến hai lần) so với số lượng cấp ủy đương nhiệm; số lượng nguồn đưa vào quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 30 đồng chí, đạt hai lần (yêu cầu đề ra là đạt 1,5 lần) so với số lượng ủy viên Ban Thường vụ đương nhiệm.
Tỉnh ủy Lạng Sơn nghiêm túc triển khai công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp theo đúng các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Việc chuẩn bị công tác nhân sự đã được các chi, đảng bộ chủ động và thực hiện kỹ lưỡng các khâu từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Ðối với cấp tỉnh, số lượng nguồn đưa vào quy hoạch BCH Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 102 đồng chí, đạt 1,85 lần (yêu cầu đề ra là đạt từ 1,5 đến hai lần) so với số lượng cấp ủy đương nhiệm; số lượng nguồn đưa vào quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 30 đồng chí, đạt hai lần (yêu cầu đề ra là đạt 1,5 lần) so với số lượng ủy viên Ban Thường vụ đương nhiệm.
Từ cuối năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã có 18 đồng chí do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được luân chuyển, điều động giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại các sở, ngành, huyện, thành phố. Ðến nay, toàn tỉnh có 26 chi, đảng bộ cơ sở tổ chức xong đại hội điểm; 2.591/3.239 chi bộ (chiếm 80%) trực thuộc đảng bộ cơ sở tổ chức xong đại hội. Qua đánh giá rút kinh nghiệm của Tỉnh ủy, công tác chuẩn bị nhân sự đại hội được các cấp thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Trung ương và của cấp ủy cấp trên. Hầu hết các chi, đảng bộ chuẩn bị đủ nhân sự theo quy định. Nhân sự được giới thiệu tham gia vào cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các chức danh lãnh đạo cấp ủy đều bảo đảm quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
* Thời gian qua, tại tỉnh Bạc Liêu và khu vực miền Tây Nam Bộ, nắng hạn gay gắt, độ mặn tăng rất cao khiến cho nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với nghề làm muối thì nắng nóng kéo dài lại tạo điều kiện cho hạt muối kết tinh nhanh, từ đó nâng cao sản lượng và chất lượng hạt muối. Những ngày đầu vụ, giá muối thấp, nhưng đến đầu tháng 4-2020 giá muối tăng cao gần gấp đôi, giúp diêm dân an tâm đầu tư mở rộng diện tích sản xuất. Vụ muối 2019 - 2020, diêm dân trong tỉnh Bạc Liêu sản xuất được hơn 1.500 ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt hơn 65.000 tấn. Với năng suất và giá muối hiện tại, ước tính vụ này diêm dân lãi từ 45 triệu đến 50 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, giá muối thương phẩm tại Bạc Liêu đang dao động từ 500 - 1.500 đồng/kg tùy loại. Chủ trương của tỉnh là dần thu hẹp diện tích sản xuất muối truyền thống, nâng diện tích sản xuất muối trải bạt, công nghiệp nhằm giúp diêm dân có cuộc sống ổn định. Tỉnh đã thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành muối Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu của đề án là đến năm 2030 diện tích sản xuất muối đạt 2.400 ha, sản lượng đạt 200.000 tấn. Ngành muối phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng vùng muối. Ðồng thời, tỉnh đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và chế biến để phát triển ngành muối theo hướng công nghiệp, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nhất là nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của diêm dân.