Lắp mới rào chắn trên đường dành cho xe đạp liệu có ngăn được xe máy?

Thiết kế rào chắn mới trên tuyến đường ưu tiên có phần thuận tiện hơn cho người đi xe đạp nhưng lại khó ngăn được xe máy đi vào.

Video đường dành cho xe đạp tại Hà Nội vẫn 'kén' người sử dụng:

Đường dành cho xe đạp vắng vẻ ngay cả trong khung giờ cao điểm, người dân đa phần chỉ dùng để tập thể dục, chưa rõ hiệu quả trong giao thông.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, sau khi tháo bỏ 1 số vị trí rào chắn trên tuyến đường dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch, đến chiều 3/4, đơn vị thi công cơ bản đã bổ sung, thay mới lại toàn bộ đoạn rào với thiết kế được thay đổi đáng kể.

Theo đó, rào chắn mới chỉ có chiều cao khoảng 30cm, thiết kế này tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ và người đi xe đạp di chuyển qua lại mà không cần các 'tư thế' vượt rào như trước. Tuy nhiên, việc rào chắn thấp, khe hở lại khá rộng đã khiến nhiều người lo ngại xe đạp điện, xe máy cũng có thể đi vào.

Trao đổi với PV, chị Thu Thảo (24 tuổi, trú tại Đống Đa) cho biết, rào chắn mới tuy thân thiện hơn với người đi bộ, người đi xe đạp nhưng lại không răn đe được người đi xe máy, ai cũng có thể dễ dàng lách qua khe hở hiện tại.

Đồng quan điểm với chị Thảo, anh Minh Đức (43 tuổi, làm nghề lái xe ôm khu vực Láng) cũng cho rằng rào chắn mới sẽ khó ngăn được xe máy lưu thông. Tuy nhiên, anh Đức cho rằng nếu người dân có ý thức và lực lượng chức năng nhắc nhở 1, 2 ngày đầu thì cũng không có ai đi xe máy vào đường dành cho xe đạp cả.

Trước đó, nhiều người dân đã phản ánh 1 số trường hợp phương tiện là xe máy nhưng lại di chuyển qua lại, ngang nhiên vượt rào đi vào đường dành cho xe đạp nhằm thoát cảnh ùn tắc trong khung giờ cao điểm.

Hình ảnh đường dành cho xe đạp sau hơn 2 tháng đưa vào hoạt động:

Đường dành cho xe đạp chạy dọc sông Tô Lịch và tiếp giáp với đường Láng (Đống Đa, Hà Nội).

Đường dành cho xe đạp chạy dọc sông Tô Lịch và tiếp giáp với đường Láng (Đống Đa, Hà Nội).

Sau hơn 2 tháng thí điểm, đường dành cho xe đạp đầu tiên tại Thủ đô chỉ được sử dụng khá 'nhỏ giọt', chưa phát huy hết công năng và chưa đạt đúng kỳ vọng.

Sau hơn 2 tháng thí điểm, đường dành cho xe đạp đầu tiên tại Thủ đô chỉ được sử dụng khá 'nhỏ giọt', chưa phát huy hết công năng và chưa đạt đúng kỳ vọng.

Số lượng xe đạp di chuyển trên cung đường này khá hạn chế.

Số lượng xe đạp di chuyển trên cung đường này khá hạn chế.

Đa phần người dân sử dụng tuyến đường để đi bộ, tập thể dục vào mỗi buổi sáng/chiều.

Đa phần người dân sử dụng tuyến đường để đi bộ, tập thể dục vào mỗi buổi sáng/chiều.

Sau khi nhận được phản ánh rào chắn trên tuyến đường dành cho xe đạp gây khó dễ cho người dân, Sở GTVT Hà Nội đã thu hồi và chỉnh sửa lại thiết kế.

Sau khi nhận được phản ánh rào chắn trên tuyến đường dành cho xe đạp gây khó dễ cho người dân, Sở GTVT Hà Nội đã thu hồi và chỉnh sửa lại thiết kế.

So với thiết kế trước đó, rào chắn mới giúp người đi xe đạp dễ dàng di chuyển qua các nút giao hơn.

So với thiết kế trước đó, rào chắn mới giúp người đi xe đạp dễ dàng di chuyển qua các nút giao hơn.

Rào chắn thấp hơn, khe hở rộng hơn khiến nhiều người lo ngại xe máy, xe đạp điện sẽ lại tiếp tục đi vào đường dành cho xe đạp.

Rào chắn thấp hơn, khe hở rộng hơn khiến nhiều người lo ngại xe máy, xe đạp điện sẽ lại tiếp tục đi vào đường dành cho xe đạp.

Theo ghi nhận của PV, số trường hợp là xe máy, xe đạp điện đi vào đường dành cho xe đạp không nhiều. Mặc dù vậy, 1 số ít người vẫn tranh thủ lúc đường vắng để lách qua rào chắn.

Theo ghi nhận của PV, số trường hợp là xe máy, xe đạp điện đi vào đường dành cho xe đạp không nhiều. Mặc dù vậy, 1 số ít người vẫn tranh thủ lúc đường vắng để lách qua rào chắn.

Dọc tuyến đường dành cho xe đạp có một số khu vực tập kết rác thải, nhiều vị trí rác đã tràn xuống làn đường dành cho người đi bộ.

Dọc tuyến đường dành cho xe đạp có một số khu vực tập kết rác thải, nhiều vị trí rác đã tràn xuống làn đường dành cho người đi bộ.

Được biết, điểm đầu và cuối của tuyến đường dành cho xe đạp đã được tháo bỏ rào chắn từ cuối tháng 3/2024 để các đơn vị thi công thiết kế lại. Tuy nhiên, việc tháo rào lại tạo lối mở cho người dân điều khiển xe máy đi vào, gây ra xung đột giao thông trên tuyến đường này.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, đơn vị đã tiến hành tháo bỏ rào chắn ở điểm đầu và điểm cuối tuyến đường dành riêng cho xe đạp. Các đoạn rào này sẽ được thiết kế lại để phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho người đi xe đạp di chuyển. Dự kiến, việc tháo dỡ và lặp đặt lại sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 4.

Trước đó, từ ngày 1/2, Sở GTVT thành phố Hà Nội đã khánh thành thí điểm tuyến đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ đầu tiên trên địa bàn Thủ đô.

Tuyến đường này dài hơn 2 km, bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, chạy dọc sông Tô Lịch, kết nối ga Láng (thuộc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông) với ga S8 (thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội) và kết nối với 11 tuyến xe buýt.

Theo thiết kế, diện tích mặt cắt ngang đường có 3m dành riêng cho người đi xe đạp và 1m dành cho người đi bộ.

Người Hà Nội hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lap-moi-rao-chan-tren-duong-danh-cho-xe-dap-lieu-co-ngan-duoc-xe-may-169240403174809641.htm