Lập trường Mỹ - Nga kiểm soát vũ khí hạt nhân: Bất ngờ hối thúc Trung Quốc trong kế hoạch

Theo tờ the Wall Street Journal, Tổng thống Trump đang lên kế hoạch gặp gỡ với các đối tác Nga sớm nhằm thảo luận về đề xuất mới của Mỹ cho việc hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc và Nga

"Các nhà đàm phán kiểm soát vũ khí mới của Tổng thống Trump đang lên kế hoạch gặp gỡ với các đối tác Nga sớm nhằm thảo luận về đề xuất mới của Mỹ cho việc hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc và Nga, các quan chức Mỹ tiết lộ ngày 21/5.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các cuộc đàm phán sẽ đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Tổng thống Trump mở cửa đàm phán về một hiệp ước thay thế hiệp ước New START trước đó. Việc tiết lộ các cuộc đàm phán mới diễn ra khi chính quyền Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mới (Open Skies) – hiệp ước vốn dĩ đã tồn tại gần ba thập kỷ nhằm giảm nguy cơ bùng phát hạt nhân giữa Nga và phương Tây.

Bà Marshall Billingslea, người đảm nhiệm tư cách là đặc phái viên cấp cao của Tổng thống Trump từ tháng trước sẽ tiến hành cuộc đàm phán mới với Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov. Họ đã làm việc để hoàn thiện chương trình nghị sự cho cuộc họp, khả năng sẽ diễn ra ở Vienna.

"Chúng tôi đã đồng ý càng sớm càng tốt, có tính đến ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán", một quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump nói.

Đề xuất mới của Mỹ có nhiều tham vọng hơn Hiệp ước New START 2010, ít nhất bởi vì Washington tìm cách thuyết phục Trung Quốc tham gia vào đàm phán. Các quan chức Mỹ cho biết, thảo thuận mở rộng là cần thiết vì sự gia tăng dự kiến kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và Nga.

Các nhà chỉ trích cảnh báo rằng chiến lược của chính quyền Tổng thống Trump đã vượt mức cho phép và có thể dẫn đến bế tắc và sẽ làm suy yếu khung pháp lý kiểm soát vũ khí.

Trong khi đó, các quan chức châu Âu bày tỏ lo ngại về vấn đề kiểm soát vũ khí sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ thông báo trước sáu tháng cho các bên tham gia hiệp ước rằng Mỹ muốn rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở 1992.

Theo the Wall Street Journal, Mỹ vừa cáo buộc Nga từ chối cho phép các máy bay phương Tây tiếp cận các chuyến bay trên lãnh thổ của họ. Bảo vệ quyết định, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga bằng việc theo đuổi thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác hoặc có lẽ sẽ tái tham gia Hiệp ước Bầu trời mở trong thỏa hiệp mới nếu Moscow bày tỏ nhiều lo lắng của Mỹ.

"Có rất nhiều cơ hội tốt nếu chúng ta đưa ra thỏa thuận mới hoặc phải làm điều gì đó để đưa thỏa thuận quay trở lại. Chúng tôi sẽ ra khỏi Hiệp ước Bầu trời mới nhưng nếu họ muốn đưa mọi thứ trở lại thì cần thiết phải làm một thỏa thuận mới", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thêm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cho biết Mỹ đã dựa vào cái cớ giả định, tự đưa ra quyết định của mình và đó là một phần của mô hình "nỗ lực suy yếu đi ổn định và an ninh chiến lược", hãng thông tấn RIA Novosti báo cáo.

Trung Quốc – quốc gia có kho vũ khí hạt nhân ít hơn Mỹ và Nga vừa nhắc lại rằng Bắc Kinh sẽ không muốn là thành viên của hiệp ước hạt nhân ba bên. Bắc Kinh chưa từng có lịch sử cho phép việc xác minh kiểm soát vũ khí trên lãnh thổ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào tháng Một rằng Bắc Kinh không có ý định tham gia các đàm phán vũ khí ba bên. Ông cho rằng Washington đang muốn Trung Quốc tham gia vào các đàm phán như vậy giống như "một cái cớ để trốn tránh và thay đổi trách nhiệm giải trừ hạt nhân của Mỹ". Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc đã từ chối đưa ra yêu cầu bình luận.

Tuy nhiên, ông Billingslea đã nói với Nga rằng họ cần giúp đỡ từ phía Moscow đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán. Mỹ có kế hoạch sử dụng chương trình ngoại giao và có thể là đòn bẩy kinh tế để thuyết phục Bắc Kinh tham gia, các quan chức Mỹ nói.

"Tôi không muốn nói rằng điều này là dễ dàng. Có một vài điều mới nếu ba bên cùng tham gia hiệp ước kiểm soát hạt nhân. Trung Quốc không có cùng lịch sử với việc xác minh kiểm soát vũ khí, vì vậy đây sẽ là kinh nghiệm học tập nhưng đó là kinh nghiệm mà chúng tôi mong đợi có thể đạt được", một quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump nói.

Đề xuất mới của Mỹ trong một hiệp ước mới không phải là New START mà sẽ bao gồm tất cả các đầu đạn hạt nhân, bao gồm cả các đầu đạn hạt nhân đang lưu trữ hoặc gắn trên các hệ thống tầm ngắn.

Một điều khoản như vậy sẽ cho phép Mỹ hạn chế kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga mà các quan chức Mỹ khẳng định đang phát triển cùng với các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Một số chuyên gia tin rằng số lượng đầu đạt hạt nhân vẫn tiếp tục giữ trong kho và không đưa vào sử dụng tên lửa hàng ngày. Đặc biệt, Mỹ muốn Nga không làm đầu đạn hạt nhân cho tên lửa tầm ngắn mặt đất – điều này nhà lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev đã cam kết trong năm 1991.

Việc hạn chế đối với kho vũ khí đầu đạn hạt nhân, theo các chuyên gia, là khó khăn hơn khống chế sản xuất tên lửa lớn, máy bay ném bom và tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân và sẽ yêu cầu các biện pháp giám sát nghiêm ngặt hơn.

Chính quyền Tổng thống Trump nói ràng, họ có kế hoạch đề xuất các biện pháp xác minh điều tra nhiều hơn so với Hiệp ước New START. Điều này bao gồm nhu cầu chia sẻ nhiều hơn từ quá trình xét nghiệm tên lửa và các biện pháp cho phép kiểm tra tại chỗ nhanh hơn.

Các lực lượng hạt nhân của Pháp và Anh sẽ không nằm trong hiệp ước này theo kế hoạch của Mỹ mặc dù các quan chức Nga thuyết phục hai nước nên tham gia. Việc đàm phán hiệp ước kiểm soát vũ khí là lộ trình cần nhiều năm, đặt ra các câu hỏi về các hạn chế cần đảm bảo khi các cuộc đàm phán diễn ra.

Hiệp ước New START có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa nếu có sự chấp thuận giữa các bên. Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng Mỹ không thể làm như vậy trừ khi có cuộc đàm phán ba bên diễn ra.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/lap-truong-my-nga-kiem-soat-vu-khi-hat-nhan-bat-ngo-hoi-thuc-trung-quoc-trong-ke-hoach-20200522155001137.htm