LẤY Ý KIẾN RỘNG RÃI CÁC CHUYÊN GIA, ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI)

Chiều 01/3, tại Bắc Giang, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn; đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Tư pháp, đại diện Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên; đại diện các Văn phòng Công chứng tại một số địa phương và các chuyên gia, nhà quản lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua hơn 08 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, hoạt động công chứng có nhiều bước tiến mới, chất lượng đội ngũ công chứng viên ngày càng được nâng cao, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thực tiễn thi hành Luật Công chứng cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần khắc phục như: chất lượng đội ngũ công chứng viên còn chưa đồng đều, một bộ phận công chứng viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn; định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại các địa phương còn chưa đồng bộ,… Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới cũng đòi hỏi nâng cao chất lượng hoạt động công chứng nhằm phục vụ hiệu quả các giao dịch dân sự, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng lần này với nhiều nội dung mới là cần thiết nhằm góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong hoạt động công chứng cũng như khắc phục những hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp trong thực tiễn thi hành Luật Công chứng thời gian qua.

Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tại hội thảo

Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tại hội thảo

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật là cơ quan chủ trì thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Để bảo đảm chất lượng cao nhất của dự án Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, quyết định, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã ban hành Kế hoạch số 2463/KH-UBPL15 ngày 08/01/2024 thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, trong đó lập kế hoạch tổ chức các buổi làm việc, khảo sát thực tế tại một số cơ quan, tổ chức có liên quan; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện dự thảo Luật.

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Để có thêm thông tin phục vụ thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), Ủy ban Pháp luật tổ chức Hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Công chứng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày các tham luận và tập trung thảo luận về phạm vi hoạt động công chứng và phạm vi thẩm quyền của công chứng viên; đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng; thủ tục công chứng giao dịch và công chứng điện tử; quản lý nhà nước về công chứng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Các đại biểu đều đánh giá cao hoạt động của Ủy ban Pháp luật nói chung và nội dung hội thảo nói riêng là cơ hội để lấy ý kiến một cách rộng rãi, từ sớm từ xa các đối tượng chịu sự tác động của luật, nhà quản lý, chuyên gia…về nội dung của dự thảo luật, bảo đảm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội sẽ tiếp tục thông tin chi tiết về hội thảo.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội thảo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội thảo

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội thảo, gợi ý các nội dung thảo luận

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội thảo, gợi ý các nội dung thảo luận

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tham dự hội thảo

Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tham dự hội thảo

Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tham dự hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo.

Bảo Yến - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=85026