Sáng 5/9, trường Marie Curie (Hà Nội) tổ chức lễ khai giảng “không bóng bay mang tên Nguyệt Linh” và phát động năm học vì môi trường. Đây là trường của bé Nguyệt Linh, người đã viết bức thư đề nghị không thả bóng bay trong ngày khai giảng gửi tới hiệu trưởng 40 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ý tưởng của cô bé Nguyệt Linh được nhiều trường thực hiện và nhanh chóng gây sốt trên cộng đồng mạng. Phát biểu trong lễ khai giảng, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, cho biết: “Thông điệp sâu sắc của ý tưởng đó là không xả chất thải nhựa ra môi trường, là hãy bảo vệ môi trường sống của muôn loài đang bị đe dọa nghiêm trọng, là muốn tổ quốc Việt Nam xanh ngát, là muốn Trái Đất của chúng ta bền vững muôn đời”.
Nhà trường đã tổ chức lễ khai giảng không bóng bay mang tên Nguyệt Linh, gồm các tiết mục với chủ đề bảo vệ môi trường như Earth Song. Điều đó phụ thuộc hành động của bạn.
Cô học sinh bé nhỏ lớp 6G2 Nguyệt Linh có bài phát biểu ngắn kêu gọi bảo vệ môi trường. Nguyệt Linh là học viên của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng. Sau khi theo dõi quá trình đi xuyên Việt chụp ảnh về rác thải nhựa của thầy, Nguyệt Linh hiểu được tác hại của bóng bay lên các loài động vật. Từ đó, cô bé không chơi bóng bay nữa và viết thư gửi các trường để mong hạn chế sử dụng chúng.
Không chỉ ngừng sử dụng bóng bay, trường Marie Curie còn có những hành động thiết thực như dùng cốc giấy, ống hút giấy, túi giấy thay cho nhựa và nylon; học sinh không dùng bọc sách, vở bằng nylon; các gia đình giáo viên và học sinh cam kết không đốt vàng mã.
Thay vì bóng bay, nhà trường sử dụng đồ trang trí làm từ vật liệu tái chế do học sinh thực hiện. Con bạch tuộc này có đầu làm bằng rổ tre, mắt bằng nắp hộp trà sữa, chân bằng ống hút mùi, xúc tu bằng cốc giấy.
Nguyễn Hữu Hưng, học sinh lớp 7P4, cho biết em rất tự hào vì trường mình là nơi bắt đầu của phong trào khai giảng không bóng bay. Trong mấy ngày qua, em và các bạn đã cùng nhau vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
Dù giá cốc trà chanh tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng vì sử dụng cốc giấy thay cho cốc nhựa nhưng Trần Lê Khoa Bách, học sinh lớp 7M1, vẫn đồng tình vì như vậy sẽ giúp hạn chế rác thải. “Cốc giấy sau khi dùng xong có thể phân hủy rất nhanh nhưng cốc nhựa thì có khi phải mất hàng nghìn năm mới phân hủy được”, Bách cho biết.
Sau khi sử dụng, học sinh bỏ cốc giấy vào thùng rác. Các túi đựng rác ở trường đã được thay bằng túi sinh học tự phân hủy.
Nữ sinh Việt Đức xinh tươi trong tà áo dài ngày đầu năm học Sáng 5/9, học sinh trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong lễ khai giảng năm học mới 2019.
Việt Hùng