Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, hay lễ (Pơh băng yang) là lễ mở đầu cho cúng tế đền tháp của người Chăm mong muốn sức khỏe, sự bình an, con cháu làm ăn phát đạt.

Mục đích của lễ mở cửa tháp của dân tộc Chăm nhằm dâng lễ vật cầu xin các vị thần đền tháp cho mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh, được phép khai trương, đắp đập, chuẩn bị cho việc gieo cày.

Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp

Các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp

Sau khi y trang đưa về đến tháp, các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp, lễ này được diễn ra trước cửa tháp, được Cả sư và ông Từ điều hành. Lễ vật gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương… Trong không khí trang nghiêm ông Từ đọc cầu lễ thần linh như sau: Chúng con lấy nước từ sông lớn, chúng con đội nước về tháp tắm thần, chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất, lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần ....

Chuẩn bị lễ vật trong lễ mở cửa tháp

Chuẩn bị lễ vật trong lễ mở cửa tháp

Ông Từ đọc lời cầu nguyện

Ông Từ đọc lời cầu nguyện

Sau khi đọc xong lời cầu nguyện ông Từ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Kanhi và bà Bóng tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát xin lễ mở cửa tháp. Sau đó, bà Bóng và ông Từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm nghi ngút.

Nước tắm trầm hương được tưới lên tượng thần

Nước tắm trầm hương được tưới lên tượng thần

Nghi lễ mặc áo cho tượng thần Siva

Nghi lễ mặc áo cho tượng thần Siva

Sau lễ mở của tháp là nghi lễ tắm tượng thần. Lễ này được diễn ra bên trong đền, tháp. Phần nghi lễ này gồm có Cả sư, thầy kéo đàn Kanhi, hát những bài ca tụng công ơn của các vị vua, bà Bóng, ông ông Từ và một số tín đồ nhiệt thành khác. Vị Cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần. Nghi lễ tắm tượng thần kết thúc là đến phần nghi lễ mặc áo cho thần. Nghi lễ được tiến hành nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi và tiếng hát của ông Kadhar. Khi ông Kadhar đang hát thì ông Từ và bà Bóng mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như thế cho đến khi mặc y phục cho vua xong.

Mọi người cùng nhau dâng các sản vật quý

Mọi người cùng nhau dâng các sản vật quý

Múa hát mừng lễ mở của tháp

Múa hát mừng lễ mở của tháp

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm, thành tố quan trọng để tạo nên phần hồn của lễ hội

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm, thành tố quan trọng để tạo nên phần hồn của lễ hội

Khi tượng thần đã mặc trên mình bộ xiêm bào lộng lẫy, các lễ vật trong lễ mở của tháp dâng cúng được bày trước bệ thờ. Phía ngoài, mọi người cùng nhau dâng các sản vật quý được làm và thu hoạch trong năm cũ để dâng lên các vị thần. Chủ trì buổi lễ và ban cúng lễ cùng hát lời mời các vị thần về dự lễ. Thầy Cả sư đọc kinh cầu nguyện xin các thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho con cháu làm ăn phát đạt trong năm mới.

Múa quạt cổ truyền trong lễ mở cửa tháp

Múa quạt cổ truyền trong lễ mở cửa tháp

Múa dâng hoa Tháp cổ

Múa dâng hoa Tháp cổ

Múa hát tình làng gốm trong lễ mở cửa tháp

Múa hát tình làng gốm trong lễ mở cửa tháp

Sau khi kết thúc lễ mở của tháp, bên ngoài tháp bắt đầu rộn ràng những lời ca điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm hòa nhịp cùng tiếng trống Ginăng, kèn Saranai… Những cô gái Chăm duyên dáng trong bộ trang phục áo dài truyền thống của phụ nữ Chăm cùng những múa Apsara, điệu múa quạt hòa quyện với âm thanh độc đáo, đặc sắc của tiếng trống Paranưng bập bùng, tiếng kèn Saranai réo rắt.

Phạm Tiệp

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/le-mo-cua-thap-cau-mong-suc-khoe-binh-an-cua-nguoi-cham-242505.html