Lễ Vu lan báo hiếu nhắc nhở mọi người tri ân đấng sinh thành

Hàng năm, đến ngày Rằm tháng 7 Âm lịch, nhiều ngôi chùa trên cả nước lại tổ chức Lễ Vu lan báo hiếu nhằm giúp người dân hiểu và nhớ ơn đến cha mẹ, đấng sinh thành dưỡng dục.

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ truyền thuyết Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Từ truyền thuyết này, lễ Vu Lan hình thành. Hàng năm, đến ngày Rằm tháng 7, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên.

Hình ảnh nam thanh nữ tú đang thực hiện nghi thức trong Lễ Vu lan báo hiếu.

Hình ảnh nam thanh nữ tú đang thực hiện nghi thức trong Lễ Vu lan báo hiếu.

Tối ngày 11-8 (tức 11-7 Âm lịch), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên - Kỳ Sơn - Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu.

Buổi lễ đã thu hút hàng nghìn tăng ni, phật tử trong vùng cũng như đông đảo phật tử tại các địa phương khác có mặt.

Tối ngày 11-8 (tức 11-7 Âm lịch), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên - Kỳ Sơn - Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu.

Tối ngày 11-8 (tức 11-7 Âm lịch), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên - Kỳ Sơn - Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu.

Đêm lễ tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng đã diễn ra các nghi thức tâm linh và đáng chú ý hơn cả là nghi thức “bông hồng cài áo”. Theo nghi thức này, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm. Còn ai mất mẹ hoặc mất cha thì sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa màu hồng.

Đóa hoa màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết cho những ai đã mất cả cha mẹ.

Tại Lễ Vu lan báo hiếu đã thu hút hàng nghìn người tham dự.

Tại Lễ Vu lan báo hiếu đã thu hút hàng nghìn người tham dự.

Nhiều người không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện về công cha, tình mẹ.

Nhiều người không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện về công cha, tình mẹ.

Nam thanh nữ tú bê mâm hoa hồng 4 sắc màu, trắng, hồng, đỏ và màu vàng chuẩn bị nghi thức bông hồng cài áo.

Nam thanh nữ tú bê mâm hoa hồng 4 sắc màu, trắng, hồng, đỏ và màu vàng chuẩn bị nghi thức bông hồng cài áo.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tương lai.Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tương lai.Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

Có gia đình đưa con nhỏ đến để nghe những câu chuyện về công cha, tình mẹ nhằm giúp cháu hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Vu lan.

Có gia đình đưa con nhỏ đến để nghe những câu chuyện về công cha, tình mẹ nhằm giúp cháu hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Vu lan.

Hai mẹ con chụp lại bức hình kỷ niệm mùa Vu lan năm nay.

Hai mẹ con chụp lại bức hình kỷ niệm mùa Vu lan năm nay.

 Bà Nguyễn Kiều Oanh, trú tại đường Chi Lăng, TP Hòa Bình cho hay, cách đây 2 năm bà vẫn còn cài trên ngực mình bông hoa màu hồng nhưng năm nay, bà cài lên bông hoa màu trắng. Bà muốn nói với mọi người rằng, những ai còn cha còn mẹ đừng làm cha mẹ khóc, đừng làm cha mẹ buồn mà hãy trân trọng bố mẹ và yêu thương mọi người. Còn ai không may bố mẹ qua đời thì sống làm sao cho tốt đời đẹp đạo để mỗi mùa Vu lan về chúng ta đều cảm thấy tự hào được nuôi dưỡng, trưởng thành đến ngày hôm nay dù cha mẹ đã đi xa nhưng chúng ta vẫn là người tốt.

Bà Nguyễn Kiều Oanh, trú tại đường Chi Lăng, TP Hòa Bình cho hay, cách đây 2 năm bà vẫn còn cài trên ngực mình bông hoa màu hồng nhưng năm nay, bà cài lên bông hoa màu trắng. Bà muốn nói với mọi người rằng, những ai còn cha còn mẹ đừng làm cha mẹ khóc, đừng làm cha mẹ buồn mà hãy trân trọng bố mẹ và yêu thương mọi người. Còn ai không may bố mẹ qua đời thì sống làm sao cho tốt đời đẹp đạo để mỗi mùa Vu lan về chúng ta đều cảm thấy tự hào được nuôi dưỡng, trưởng thành đến ngày hôm nay dù cha mẹ đã đi xa nhưng chúng ta vẫn là người tốt.

Sau nghi thức lễ bông hồng cài áo là nghi thức thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.

Sau nghi thức lễ bông hồng cài áo là nghi thức thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.

 Quãng đường từ chùa Kim Sơn Lạc Hồng đến khu vực thả đèn hoa đăng dài gần 1 km, lúc này có hàng nghìn người tham dự lễ cùng kéo xuống.

Quãng đường từ chùa Kim Sơn Lạc Hồng đến khu vực thả đèn hoa đăng dài gần 1 km, lúc này có hàng nghìn người tham dự lễ cùng kéo xuống.

Các sư thầy thả đèn hoa đăng cầu mong cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.

Các sư thầy thả đèn hoa đăng cầu mong cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.

Hàng nghìn người dân thả đèn hoa đăng cầu mong cho cha mẹ, ông bà và người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt trong mùa Vu lan báo hiếu mỗi năm.

Hàng nghìn người dân thả đèn hoa đăng cầu mong cho cha mẹ, ông bà và người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt trong mùa Vu lan báo hiếu mỗi năm.

Công Phương - Đình Tuệ

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/le-vu-lan-bao-hieu-nhac-nho-moi-nguoi-tri-an-dang-sinh-thanh-158592.html