Lên núi tưởng gặp được 'thần thú', ngã ngửa sự thật nực cười

Khi thăm thú khu du lịch cảnh quan Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy, du khách này vô tình chụp được hình một con vật bí ẩn trên núi.

Một du khách tại Trung Quốc gần đây thăm thú khu du lịch cảnh quan Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy và vô tình chụp được hình một con vật bí ẩn trên núi. Cho rằng đó là một con báo quý hiếm, loài vật được coi là thần thú bảo vệ rừng xanh, anh rất vui mừng, khoe những hình ảnh quay chụp lại lên mạng xã hội.

Một du khách tại Trung Quốc gần đây thăm thú khu du lịch cảnh quan Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy và vô tình chụp được hình một con vật bí ẩn trên núi. Cho rằng đó là một con báo quý hiếm, loài vật được coi là thần thú bảo vệ rừng xanh, anh rất vui mừng, khoe những hình ảnh quay chụp lại lên mạng xã hội.

Rất nhanh, những hình ảnh này thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý của dư luận. Đa số mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên, thích thú.

Rất nhanh, những hình ảnh này thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý của dư luận. Đa số mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên, thích thú.

Có người cho rằng đó là loài báo mây hay còn gọi là báo gấm, họ còn chia sẻ thêm rằng mình là người địa phương, hồi nhỏ từng may mắn được thấy báo gấm trong rừng đôi ba lần.

Có người cho rằng đó là loài báo mây hay còn gọi là báo gấm, họ còn chia sẻ thêm rằng mình là người địa phương, hồi nhỏ từng may mắn được thấy báo gấm trong rừng đôi ba lần.

Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra nghi ngờ vì hàng thập kỷ qua, báo mây chỉ được tìm thấy ở Vân Nam và khu vực Tây Tạng, nó rất hiếm cũng rất quý, không dễ dàng bắt gặp.

Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra nghi ngờ vì hàng thập kỷ qua, báo mây chỉ được tìm thấy ở Vân Nam và khu vực Tây Tạng, nó rất hiếm cũng rất quý, không dễ dàng bắt gặp.

Vấn đề này, nhân viên của khu du lịch Hoàng Sơn nói rằng từng có dấu vết của con báo mây sống xung quanh khu vực này, nhưng gần đây chưa từng nghe nói có du khách chụp được.

Vấn đề này, nhân viên của khu du lịch Hoàng Sơn nói rằng từng có dấu vết của con báo mây sống xung quanh khu vực này, nhưng gần đây chưa từng nghe nói có du khách chụp được.

"Khu du lịch đông người, con báo mây có kích thước không lớn lắm, tuy nhiên nó thường không xuất hiện ở nơi có đông người", nhân viên này nói.

"Khu du lịch đông người, con báo mây có kích thước không lớn lắm, tuy nhiên nó thường không xuất hiện ở nơi có đông người", nhân viên này nói.

Anh Ngu Lỗi - chuyên gia của Đại học An Huy, người đã theo dõi thường xuyên tại địa điểm này cho biết, trong những năm gần đây, anh thường xuyên thấy những con mèo màu cam trên đỉnh núi.

Anh Ngu Lỗi - chuyên gia của Đại học An Huy, người đã theo dõi thường xuyên tại địa điểm này cho biết, trong những năm gần đây, anh thường xuyên thấy những con mèo màu cam trên đỉnh núi.

Vì bị du khách cho ăn nhiều, những con mèo này có kích thước lớn hơn, béo hơn, như thế có thể suy ra, những gì du khách này chụp được chỉ là một con mèo cam quá béo mà thôi, không phải báo mây quý hiếm.

Vì bị du khách cho ăn nhiều, những con mèo này có kích thước lớn hơn, béo hơn, như thế có thể suy ra, những gì du khách này chụp được chỉ là một con mèo cam quá béo mà thôi, không phải báo mây quý hiếm.

Tuy vậy, vẫn có người tin rằng đó là báo mây vì không có con mèo nào có kích thước lớn như vậy.

Tuy vậy, vẫn có người tin rằng đó là báo mây vì không có con mèo nào có kích thước lớn như vậy.

Theo tìm hiểu, báo mây có tên khoa học là Neofelis nebulosa, là một loài mèo cỡ trung bình trong Họ Mèo, toàn thân dài 60 tới 110 cm và cân nặng khoảng 11 – 20 kg.

Theo tìm hiểu, báo mây có tên khoa học là Neofelis nebulosa, là một loài mèo cỡ trung bình trong Họ Mèo, toàn thân dài 60 tới 110 cm và cân nặng khoảng 11 – 20 kg.

Lông chúng màu nâu hay hung, điểm "hoa" elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như đám mây, vì thế tên khoa học và một số tiếng nước ngoài đều nhắc tới "mây".

Lông chúng màu nâu hay hung, điểm "hoa" elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như đám mây, vì thế tên khoa học và một số tiếng nước ngoài đều nhắc tới "mây".

Suy giảm số lượng do bị thu hẹp môi trường sống, bị săn bắn để làm thuốc theo y học cổ truyền, để lấy lông, báo mây nằm trong số các loài đang gặp nguy hiểm nhất thế giới.

Suy giảm số lượng do bị thu hẹp môi trường sống, bị săn bắn để làm thuốc theo y học cổ truyền, để lấy lông, báo mây nằm trong số các loài đang gặp nguy hiểm nhất thế giới.

Mời quý độc giả xem thêm video: “Hoảng hồn” với những màn giao chiến “sống còn” giữa mèo và rắn

Kiều Dụ (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/len-nui-tuong-gap-duoc-than-thu-nga-ngua-su-that-nuc-cuoi-1894567.html