Liệu Jeff Bezos có thể bắt kịp Elon Musk sau khi từ chức và tập trung vào việc chế tạo tên lửa?
Musk có tiền, Bezos có thời gian, ai có thể tạo ra một tên lửa tốt hơn?
Sau khi từ chức CEO của Amazon, Jeff Bezos cho biết ông sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp mà mình đam mê, chẳng hạn như yên tâm chế tạo một tên lửa. Tuy nhiên, "đối thủ không gian" Elon Musk từng chế giễu rằng Jeff Bezos đã 56 tuổi, tương đối già trong khi tiến độ của Blue Origin thì quá chậm chạp. "Tốc độ của dự án quá chậm, số năm mà ông ấy (Bezos) hy sinh là chưa đủ. Nhưng tôi vẫn vui vì những gì ông ấy đang làm với Blue Origin".
Trên thực tế, Bezos có những kỳ vọng khác nhau đối với hai công ty. Thành công của Amazon tập trung vào việc tích hợp các nguồn lực hiện có - Internet, hậu cần và thanh toán điện tử. Thông qua Blue Origin, Bezos hy vọng sẽ tạo ra một "cơ sở hạ tầng có thể giúp du lịch vũ trụ và thuộc địa hóa vũ trụ rẻ hơn và tiết kiệm hơn".
Vào năm 2020, SpaceX đã hoàn thành chuyến bay thương mại có người lái đầu tiên và đưa thành công các phi hành gia của NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hai lần, giải phóng Hoa Kỳ khỏi "xiềng xích không gian" của Nga. Mặt khác, Blue Origin vẫn chưa thực sự đi đúng hướng.
Ra đời trước SpaceX 2 năm, tại sao Blue Origin lại cư xử như một người đến sau? Nếu những gì Musk nói là sự thật, Jeff Bezos không thực sự coi trọng Blue Origin, vậy thì màn kịch giữa hai người trong không gian có ý nghĩa gì?
"Kinh doanh" của Musk, "sở thích" của Bezos
Tháng 11/2015, Bezos tham gia Twitter và viết dòng tweet đầu tiên thành công của Blue Origin. “Con quái thú hiếm có nhất - một tên lửa đã qua sử dụng. Hạ cánh có kiểm soát không hề dễ dàng nhưng sẽ trông có vẻ dễ dàng nếu được thực hiện đúng cách". Trong video đính kèm, tàu không gian New Shepard đã được phóng thành công và hạ cánh theo chiều thẳng đứng.
Đây có thể coi là thành tựu lớn nhất của Blue Origin kể từ khi thành lập cách đây 15 năm. Không giống như SpaceX nổi đình đám khắp nơi, Blue Origin trước đó quá im ắng, khiến người ta ảo tưởng rằng "có thể là giấc mơ thuở nhỏ của một tỷ phú ngẫu hứng muốn tìm lại tuổi thơ".
Về khát vọng không gian, tuổi thơ của cả Musk và Bezos đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình.
Trong khi đó, một công ty công nghệ mới nổi khác đã thành lập SpaceX với số tiền thu được từ việc bán PayPal và có trải nghiệm chinh phục không gian trưởng thành hơn. SpaceX đã đưa tên lửa Falcon 1 vào quỹ đạo thành công vào năm 2008; Falcon 9 hoàn thành sứ mệnh tiếp tế Trạm Vũ trụ Quốc tế đầu tiên vào năm 2012.
“@JeffBezos Không hẳn là ‘hiếm nhất’. Tên lửa Châu Chấu của SpaceX đã thực hiện 6 chuyến bay dưới quỹ đạo 3 năm trước và nó vẫn còn đó”, Musk đã tweet để đáp lại tweet ăn mừng của Jeff. Nhiều năm trước, SpaceX liên tục phóng một tên lửa thử nghiệm với tên gọi Grasshopper (Châu Chấu) lên không trung vài chục mét, sau đó hạ cánh nó, với một chuyến bay cao đến gần nửa dặm. Vì vậy, về mặt kỹ thuật, Musk là người đầu tiên làm việc đó.
Bezos nói rằng ông và Musk có quan điểm rất giống nhau về nhiều thứ, nhưng quan niệm về tương lai hoàn toàn không giống nhau. Musk có nỗi ám ảnh về việc di cư lên sao Hỏa. Musk tin rằng việc rời khỏi Trái Đất là điều cấp thiết. Nếu một tiểu hành tinh tấn công Trái Đất hoặc Thế chiến III xảy ra, nền văn minh của loài người ít nhất có thể tồn tại trên sao Hỏa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Bezos, một ý tưởng như vậy là phi thực tế. Bezos có ý tưởng về việc thuộc địa hóa không gian vào tháng 5/2019, Blue Origin đã công bố dự án khám phá mặt trăng. Nhưng ông tin rằng khao khát chinh phục không gian của loài người không phải để từ bỏ Trái Đất mà là để duy trì Trái Đất. Theo Jeff, các khu dân cư và khu công nghiệp nhẹ có thể tồn tại trên Trái Đất, các khu công nghiệp nặng nên được chuyển lên không gian.
Vào tháng 5/2019, Bezos đã công bố Dự án Khám phá Mặt trăng và Dự án Thuộc địa hóa Không gian.
Có thể nói bay đến rìa không gian để trải nghiệm không trọng lượng và nhìn vào Trái Đất có lẽ là điều mà Bezos ban đầu muốn làm. Ý tưởng như vậy là đủ để xây dựng một tên lửa dưới quỹ đạo ổn định và đáng tin cậy có thể thực hiện các nhiệm vụ phóng vệ tinh sinh lợi và nhận đơn đặt hàng từ NASA.
Năm 2019, Amazon công bố khởi động kế hoạch băng thông rộng vệ tinh toàn cầu có tên Kuiper, phóng 3236 vệ tinh. Vào thời điểm đó, đã 4 năm trôi qua kể từ khi SpaceX khởi động chương trình Starlink, lô vệ tinh Starlink thứ 17 đã được triển khai vào đầu năm 2021. Điều này có thể giải thích tại sao Musk can đảm bắt đầu cuộc chiến dư luận khi SpaceX vẫn còn là một "thế hệ trẻ sơ sinh". Cuối cùng, Elon muốn đi xa hơn và đặt nền móng cho kế hoạch cuối cùng là di dân lên sao Hỏa.
Ngày nay, mọi người tự hỏi tại sao lại có khoảng cách lớn giữa SpaceX và Blue Origin trong lĩnh vực không gian? Ngay thời gian đầu thành lập công ty, hai vị CEO đã đầu tư rất nhiều tâm sức. Năm 2000, Blue Origin ra đời. Vào thời điểm đó, Amazon đã có mặt trên khắp thế giới.
Ngược lại, Musk lại gặp rắc rối với vấn đề tài chính. SpaceX đã trải qua ba lần phóng thất bại trong năm 2008, khiến Musk kiệt quệ và gần như phá sản. Sự thành công của lần phóng thứ tư đã trực tiếp đảo ngược số phận của công ty và giành được hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD từ NASA. Đôi khi, niềm tin tuyệt đối thực sự có thể biến thành một loại may mắn.
Trong khi đó, những ngày đầu khám phá không gian, dù giàu hơn Musk nhưng Bezos tỏ ra dè dặt hơn nhiều trong việc đầu tư. Ban đầu ông cân nhắc đầu tư 25 triệu USD vào Blue Origin mỗi năm, nhưng số tiền như vậy rõ ràng là không đáng kể trong lĩnh vực vũ trụ. Điều này đã giải thích ở một mức độ nào đó sự lạc hậu của Blue Origin.
Trong cuốn "Rocket Billionaire: Những Tỷ Phú Tên Lửa", tác giả Tim Fernholz đã viết: "Những ngày đầu, Blue Origin trông giống như một công ty theo chế độ, dự án phù phiếm, mặc dù cũng tuyển dụng các kỹ sư và kỹ thuật viên, nhưng chỉ có vài chục nhân viên". Trong khi tổ chức ban đầu của SpaceX không có hậu thuẫn mạnh mẽ nhưng Musk nổi tiếng là người "ép" nhân viên. Ông thường đặt ra “thời hạn” dự kiến trong đầu, nếu nhân viên không thể hoàn thành trước đó, người đó sẽ bị sa thải trực tiếp.
"Jeff là ai?"
Những nỗ lực của Musk đã thu về phần thưởng hậu hĩnh. Musk không còn phải tổ chức "sự kiện phóng tên lửa" như 20 năm trước, băng qua Đại lộ Independence và vận chuyển Falcon 1 đến trụ sở Cục Hàng không Liên bang. Vào đầu thế kỷ 21, NASA đã dần nhận ra rằng mấu chốt lớn của sự trì trệ của lĩnh vực vũ trụ nằm ở việc chính phủ "che chở" cho các nhà thầu truyền thống, từ đó hình thành mối quan hệ vững chắc. NASA dự định định hình lại chuỗi công nghiệp và thúc đẩy công ty tư nhân.
Nhờ lời kêu gọi đầy cảm hứng của Musk, SpaceX đã thu hút được sự chú ý của công chúng và các nhà đầu tư, đồng thời cứu vãn ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đang sa sút từ lâu. Trái ngược với Musk, Bezos đã cố gắng hết sức để giữ cho Blue Origin xa rời tâm điểm truyền thông.
Bezos và nhóm nghiên cứu đã dành ba năm để nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một thuộc địa trên quỹ đạo hoặc trên Mặt Trăng, và cuối cùng nhận ra rằng điều này chỉ đơn giản là "đặt xe trước con ngựa". Bởi vì đó là tầm nhìn nhiều thập kỷ sau, câu hỏi then chốt trước mắt là: "Nên làm gì bây giờ?" Kể từ đó, Bezos, giống như Musk, bắt đầu tập trung vào vấn đề “làm thế nào để giảm chi phí bay vào không gian”.
Musk nói rằng ông cảm thấy nên làm điều gì đó cực kỳ thú vị khi vừa mở mắt, chẳng hạn như nhập cư vào không gian.
Năm 2013, Bezos và Musk có cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên. SpaceX muốn độc quyền sử dụng bệ phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA làm bệ phóng của riêng mình. Trong thế kỷ trước, Neil Armstrong và Eugene Cernan đều bay lên Mặt Trăng từ bệ phóng 39A, điều này rõ ràng mang ý nghĩa to lớn đối với tất cả các phi hành gia. Blue Origin và United Launch Alliance gửi đơn kêu gọi chính phủ Mỹ ngăn điều này xảy ra. Bezos đề xuất biến nó thành "sân bay không gian thương mại cho mọi công ty phóng tên lửa".
Đối phó với những lời cáo buộc từ đối thủ, Musk đã chiến đấu trở lại với thái độ khinh thị, "Nếu Blue Origin xây dựng một tàu vũ trụ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá của NASA và ghép nối được với Trạm Vũ trụ Quốc tế trong 5 năm tới, chúng tôi sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của họ với bãi phóng 39A."
So sánh tên lửa New Glenn với các loại tên lửa khác. Ảnh: Blue Origin
Đáp lại lời nhạo báng của Musk, Jeff Bezos đã cho công bố kế hoạch xây dựng một tên lửa vũ trụ thế hệ mới, mang tên New Glenn. Với chiều cao hơn 94m, New Glenn được trang bị 7 động cơ đẩy để có thể đạt tới độ cao gần 36.000 km.
Theo ý kiến của các chuyên gia tên lửa, bỏ qua quá trình nâng cấp tên lửa quỹ đạo nhỏ và tiến thẳng đến thiết kế và chế tạo tên lửa khổng lồ tương đương với "hành vi điên rồ". Có thể nói, Blue Origin đang nỗ lực chứng tỏ bản thân.
Khi thông báo về việc phóng tên lửa New Glenn, Bezos từng tuyên bố rằng tên lửa sẽ được phóng trước năm 2020, nhưng sau đó đã điều chỉnh lại và dự kiến thực hiện chuyến bay vũ trụ vào năm 2021. Tên lửa lớn này được Bezos hứa hẹn có thể phóng vệ tinh thương mại và đưa con người bay vào quỹ đạo. New Glenn là trung tâm của hy vọng giúp Blue Origin giành được nhiều hợp đồng thương mại và quân sự hấp dẫn.
Một khía cạnh rất quan trọng trong thành công của SpaceX là thời gian và chi phí. SpaceX nắm bắt được mong muốn của NASA là giảm đáng kể chi phí phóng vào không gian, và nhận được một số lượng lớn các đơn đặt hàng và hỗ trợ kỹ thuật của NASA. Musk từng đưa ra một phép so sánh, giá phóng của ULA (United Launch Alliance) là 380 triệu USD, và SpaceX là 90 triệu USD.
Ai thua và ai thắng? Cuộc chiến có thể chỉ mới bắt đầu
Vào năm 2003, khi SpaceX và Blue Origin không chưa phát triển mạnh như ngày nay, Musk và Bezos đã ngồi cùng nhau trong bữa tối. Musk kể lại, "Chúng tôi đã nói về kỹ thuật tên lửa và tôi đã cố gắng hết sức để đưa ra một số gợi ý hay Nhưng ông ấy đã bỏ qua. Rõ ràng là ông ấy đã mắc sai lầm trong vấn đề kỹ thuật".
Blue Origin bắt đầu bằng việc mua động cơ từ các công ty khác, nhưng cuối cùng lại dấn thân vào con đường nghiên cứu và phát triển động cơ độc lập. Musk rõ ràng đã đi một con đường khác - không phải xây dựng tên lửa từ đầu. Musk đã mua 2 quả tên lửa để biến chúng thành phương tiện phóng. Động cơ đầu tiên của SpaceX, Merlin 1A, sử dụng nhiều thiết kế và công nghệ của động cơ của NASA.
Mặc dù Musk trả lời "Jeff là ai?" trước ống kính truyền thông để chế nhạo Jeff Bezos trong lĩnh vực không gian, thế nhưng có lẽ trong thâm tâm, Elon Musk vẫn luôn coi Jeff Bezos là đối thủ đáng gờm. Năm 2014, khi SpaceX đang phát triển công nghệ thu hồi tên lửa, giới truyền thông mới phát hiện ra rằng Blue Origin đã đăng ký bằng sáng chế công nghệ tái sử dụng tên lửa vào năm 2010. Năm 2020, Blue Origin tạo ra một kỷ lục mới: phóng thành công New Shepard Rocket 3. Đáng chú ý hơn cả, đây là lần phóng thành công thứ 7 của riêng tên lửa này và cũng là lần phóng tên lửa thứ 13 của loại tên lửa New Shepard.
Hơn một tháng sau, tên lửa Falcon 9 của Musk cũng nên một kỷ lục khi đã tái sử dụng được 7 lần. Trận không chiến giữa hai bên đã trực tiếp chứng minh rằng cạnh tranh là “nhiên liệu” tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển của tên lửa.
Nhờ hiểu biết sâu rộng về công nghệ và ưa thích "những nguyên tắc đầu tiên", Elon Musk có thể nhanh chóng đưa ra phán đoán và thúc đẩy các hoạt động của dự án. Bezos, người kiên định với "chủ nghĩa dài hạn", luôn kín kẽ và thận trọng.
Tôn chỉ của Blue Origin là cứ đi chậm mà chắc, “bạn chỉ cán đích nhanh hơn nếu đi từng bước một” với biểu tượng là một đôi rùa hướng về các ngôi sao. Hình ảnh này ám chỉ một câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc "Rùa Và Thỏ": con thỏ đã vượt xa lúc đầu không phải là người chiến thắng cuối cùng.