Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố thông tin cập nhật về số lượng lính đánh thuê nước ngoài thiệt mạng khi chiến đấu cho Ukraine kể từ tháng 2/2022. Những thông tin do Bộ Quốc phòng Nga công bố có một chút sốc về số lượng lính đánh thuê ở Ukraine.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022, tổng cộng đã có 13.387 lính đánh thuê đã sang Ukraine chiến đấu; trong đó có 5.962 người bị Quân đội Nga tiêu diệt, với tỷ lệ tử vong là 44,5%.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, số lượng lính đánh thuê lớn nhất ở Ukraine là lính đánh thuê Ba Lan, với tổng số 2.960 người và 1.497 người thiệt mạng trong chiến đấu. Nói cách khác, hơn một nửa trong số họ đã bị Quân đội Nga tiêu diệt.
Nguồn lính đánh thuê lớn thứ hai cho Ukraine là Mỹ, với tổng số người là 1.113 và số thiệt mạng 491. Đánh giá về tỷ lệ thiệt hại trong chiến đấu, người Mỹ quả thực thiện chiến hơn người Ba Lan rất nhiều.
Thật bất ngờ, quốc gia có số lượng lính đánh thuê lớn thứ ba không phải là Anh, Pháp hay Đức mà là nước láng giềng phía nam của Nga là Gruzia, với tổng số 1.042 và 561 người thiệt mạng; hơn một nửa trong số đó thiệt mạng trong chiến đấu.
Trong số các nước phương Tây ngoài Mỹ, lực lượng lính đánh thuê lớn thứ hai không phải là Anh, Pháp hay Đức mà là Canada. Canada theo sát Mỹ, với tổng số 1.005 lính đánh thuê và 422 người thiệt mạng.
Tiếp theo là Anh với tổng số 822 lính đánh thuê và 360 người thiệt mạng trong khi chiến đấu; Pháp cũng có rất nhiều với tổng số 356 lính đánh thuê và 147 người thiệt mạng trong khi chiến đấu. Đức xếp sau với tổng số 235 lính đánh thuê và 88 người bị thiệt mạng.
Ngoài Ba Lan và Gruzia, một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã có lính đánh thuê ở Ukraine, trong đó Romania có tổng cộng 784 lính đánh thuê, với 349 người thiệt mạng; trong khi Croatia có 335 lính đánh thuê, với 152 người thiệt mạng.
Latvia, quốc gia thuộc Liên Xô cũ, có 190 lính đánh thuê, với 95 người thiệt mạng trong chiến đấu; 207 người ở Bosnia và Herzegovina (quốc gia tác ra từ Liên bang Nam Tư), 90 người đã thiệt mạng...
Gần đây Tổng thống Pháp Macron đề xuất phương Tây có thể gửi quân tới Ukraine, điều này đã gây náo động. Mỹ, Đức và những nước khác đã phản đối. Tuy nhiên, xét theo số liệu do Nga công bố, các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada trên thực tế đã cử một số lượng lớn binh lính sang chiến đấu ở Ukraine, nhưng chỉ dưới hình thức lính đánh thuê.
Trung Quốc cũng được Bộ Quốc phòng Nga liệt kê có lính đánh thuê ở Ukraine, với tổng cộng 7 người và 1 người thiệt mạng trong chiến đấu; thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước như Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Sri Lanka.
Đánh giá về tỷ lệ thiệt hại trong chiến đấu, lính đánh thuê từ các nước phương Tây có kỹ năng quân sự cao hơn và tỷ lệ tử vong chung thấp hơn. Nhưng lính đánh thuê từ Ba Lan, Gruzia, Syria và các quốc gia khác về cơ bản một nửa đã chết trong các trận đánh.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng, đây là thông tin do Bộ Quốc phòng Nga đơn phương công bố và chưa có tổ chức độc lập kiểm chứng. Nhưng xét đến tình hình phức tạp trên chiến trường và thực tế chiến tranh, nên thông tin của Bộ Quốc phòng Nga chỉ có thể tham khảo.
Biết đâu vài ngày nữa Ukraine sẽ làm theo và công bố danh sách lính đánh thuê chiến đấu cho Nga... Bản thân những thông tin này là một phần của cuộc chiến tranh thông tin. Nhưng trên thực tế, Nga đã thả nhiều lính đánh thuê nước ngoài trong các cuộc trao đổi tù binh trước đây.
Trong một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh năm ngoái, Nga đã thả 10 lính đánh thuê nước ngoài, trong đó có 5 người Anh, 2 người Mỹ, 1 người Croatia, 1 người Thụy Điển và 1 người Maroc. Trong số đó, trước đó có hai người Anh và một người Maroc đã bị Nga kết án tử hình.
Những người lính đánh thuê này đã thoát chết trong gang tấc và cuối cùng được đưa đến Ả Rập Saudi để tiến hành trao đổi. Nhìn vẻ mặt của bọn họ, có người thờ ơ, có người lại vui mừng khôn xiết; có lẽ sau khi trải qua những giờ phút sinh tử, họ sẽ không bao giờ đến Ukraine nữa.
Trong khi đó, tờ Financial Times của Anh dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của châu Âu giấu tên cho biết, sự hiện diện không chính thức của lực lượng đặc biệt phương Tây ở Ukraine là vấn đề được nhiều người biết đến.
Bình luận này được đưa ra nhằm đáp lại đề xuất trước đó của Tổng thống Pháp Macron về khả năng triển khai quân NATO ở Ukraine. Một quan chức quốc phòng cấp cao châu Âu giải thích với Financial Times rằng, đề xuất của ông Macron về việc điều quân là một nỗ lực nhằm gây áp lực lên Nga.
Theo một bộ tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ năm ngoái, lực lượng đặc biệt Anh, Pháp và Mỹ cũng đã hoạt động tại chiến trường Ukraine. Washington không xác nhận hay phủ nhận bất kỳ thông tin nào bị rò rỉ, nhưng đã tiến hành một cuộc điều tra và tuyên bố sẽ xem ai tiết lộ những thông tin đó.
Vào cuối năm 2022, một tạp chí của Quân đội Anh thừa nhận rằng, hơn 300 lính thủy quân lục chiến Anh đã tham gia vào “các hoạt động bí mật trong một môi trường cực kỳ nhạy cảm và có mức độ rủi ro chính trị và quân sự cao” ở Ukraine.
Còn người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hành động chính thức gửi quân NATO tới chiến đấu với Quân đội Nga ở Ukraine, sẽ tạo ra một cuộc xung đột trực tiếp giữa khối do Mỹ đứng đầu và Moscow “không thể tránh khỏi” (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Sputnik).
Bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS của Ukraine bị tên lửa Iskander-M của Nga phá hủy ở Donbass. Nguồn: Telegram.
Tiến Minh (Theo Sina)