Lộ chi tiết xa xỉ chết người trong đám tang Từ Hi Thái hậu

Một số lượng lớn đồ hàng mã như tiền giấy, đồng hồ, tủ, hình nhân…được làm y như thật được đốt trong đám tang để Từ Hi Thái hậu mang theo xuống âm phủ.

 Từ Hi Thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước.

Từ Hi Thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước.

Một số lượng lớn đồ hàng mã như tiền giấy, đồng hồ, tủ, hình nhân…được làm y như thật được đốt trong đám tang để bà mang theo xuống âm phủ. Cái chết của bà dường như đã được định liệu từ trước, vì vậy Hoàng thái hậu đã chuẩn bị rất chu đáo cho sự ra đi của mình bằng một đám tang quy mô lớn bậc nhất, lưu danh thiên cổ.

Một số lượng lớn đồ hàng mã như tiền giấy, đồng hồ, tủ, hình nhân…được làm y như thật được đốt trong đám tang để bà mang theo xuống âm phủ. Cái chết của bà dường như đã được định liệu từ trước, vì vậy Hoàng thái hậu đã chuẩn bị rất chu đáo cho sự ra đi của mình bằng một đám tang quy mô lớn bậc nhất, lưu danh thiên cổ.

Đội quân bằng giấy cũng xếp thành hàng và được đem tới một nơi nào đó ở giữa Tử Cấm thành và cổng vào cung điện để đốt trước khi tang lễ diễn ra 2 ngày. Theo quan niệm khi đó thì những binh sỹ bằng giấy này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cho thái hậu.

Đội quân bằng giấy cũng xếp thành hàng và được đem tới một nơi nào đó ở giữa Tử Cấm thành và cổng vào cung điện để đốt trước khi tang lễ diễn ra 2 ngày. Theo quan niệm khi đó thì những binh sỹ bằng giấy này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cho thái hậu.

Vào ngày diễn ra lễ tang của Từ Hi Thái hậu, Henri Borel - ông phóng viên tờ Telegraph ở Amsterdam (Hà Lan) đã có mặt tại Bắc Kinh để tham dự đám tang của người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc thời điểm đó.

Vào ngày diễn ra lễ tang của Từ Hi Thái hậu, Henri Borel - ông phóng viên tờ Telegraph ở Amsterdam (Hà Lan) đã có mặt tại Bắc Kinh để tham dự đám tang của người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc thời điểm đó.

Theo những gì ông kể lại, tang lễ diễn ra vào một ngày mùa đông sương khói giăng đầy trời. Linh cữu Từ Hi Thái hậu sẽ được chuyển từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đến khu lăng mộ Thanh Đông Lăng, cách thành phố hơn 100km.

Theo những gì ông kể lại, tang lễ diễn ra vào một ngày mùa đông sương khói giăng đầy trời. Linh cữu Từ Hi Thái hậu sẽ được chuyển từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đến khu lăng mộ Thanh Đông Lăng, cách thành phố hơn 100km.

Trong những bức ảnh hiếm có mà Henri Borel lưu giữ, mặc dù chất lượng và màu sắc nhiều bức ảnh đã không còn rõ nét, nhưng có thể cảm nhận được bầu không khí trang trọng và xa hoa của một buổi tang lễ lớn bậc nhất châu Á đầu thế kỉ 20.

Trong những bức ảnh hiếm có mà Henri Borel lưu giữ, mặc dù chất lượng và màu sắc nhiều bức ảnh đã không còn rõ nét, nhưng có thể cảm nhận được bầu không khí trang trọng và xa hoa của một buổi tang lễ lớn bậc nhất châu Á đầu thế kỉ 20.

Chiếc quan tài mạ vàng của Thái hậu được diễu qua một cách chầm chậm và nghiêm trang dưới những gò đất màu xám ở Bắc Kinh, bên trong có thi thể của Từ Hi Thái hậu.

Chiếc quan tài mạ vàng của Thái hậu được diễu qua một cách chầm chậm và nghiêm trang dưới những gò đất màu xám ở Bắc Kinh, bên trong có thi thể của Từ Hi Thái hậu.

Đoạn đường đưa đám từ trong thành đi ra hầu hết đều phải xuống dốc, hai bên đường là những gò đất nhỏ vì vậy nếu đứng từ Đông Trực Môn có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh đám tang.

Đoạn đường đưa đám từ trong thành đi ra hầu hết đều phải xuống dốc, hai bên đường là những gò đất nhỏ vì vậy nếu đứng từ Đông Trực Môn có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh đám tang.

Đi đầu là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm đi sau để đổi nhau khiêng quan tài.

Đi đầu là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm đi sau để đổi nhau khiêng quan tài.

Đằng sau còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân Hoàng gia.

Đằng sau còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân Hoàng gia.

Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…

Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…

Chiếc quan tài của Từ Hi được mạ vàng, tương truyền là gắn 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng,... Thế nhưng các chuyên gia lịch sử cho rằng chúng vẫn không là gì so với số của cải châu báu nằm bên trong quan tài và được chôn cùng lăng mộ của bà.

Chiếc quan tài của Từ Hi được mạ vàng, tương truyền là gắn 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng,... Thế nhưng các chuyên gia lịch sử cho rằng chúng vẫn không là gì so với số của cải châu báu nằm bên trong quan tài và được chôn cùng lăng mộ của bà.

Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lo-chi-tiet-xa-xi-chet-nguoi-trong-dam-tang-tu-hi-thai-hau-1671568.html