Lỗ đen trong Milky Way đang tạo ra những vật thể lạ
Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà Milky Way đang tạo ra những vật thể lạ khi cong vênh và kết hợp các ngôi sao khác.
Hình minh họa này cho thấy sáu vật thể lạ (được đặt tên từ G1 đến G6) mà các nhà thiên văn học đã phát hiện tại vùng xoáy xung quanh lỗ đen trung tâm của thiên hà Milky Way. Các đốm màu bí ẩn quay quanh lỗ đen cứ sau 100 đến 1.000 năm, trải dài hơn khi chúng đến gần lỗ đen.
Giống như hầu hết các thiên hà lớn, thiên hà Milky Way có một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của nó, chôn sâu trong chòm sao Nhân Mã. Lỗ đen siêu lớn được gọi là Sagittarius A * (hay Sgr A *), liên tục kéo các ngôi sao, bụi và các vật chất khác vào bên trong, tạo thành một vùng sao băng dày hơn 1 tỷ lần so với góc còn lại của thiên hà.
Đôi khi, những ngôi sao gần lỗ đen nhất phải tranh giành không gian và đôi khi chúng phải chịu những màn kết hợp kỳ lạ và dữ dội.
Trong nghiên cứu mới được công bố vào 15/1 trên tạp chí Nature, các nhà thiên văn học mô tả sáu vật thể bí ẩn xoay quanh lỗ đen trung tâm thiên hà Milky Way.
Theo các tác giả, những vật thể dị thường này (được đặt tên là G1 đến G6) trông giống như những đốm khí thuôn dài gấp nhiều lần so với Trái đất. Tuy nhiên, chúng cư xử như những ngôi sao nhỏ có khả năng đi sát vào mép lỗ đen mà không bị xé toạc.
Theo các tác giả nghiên cứu, các đốm màu có thể là một sự lai tạp kỳ lạ của các ngôi sao nhỏ. Dựa trên hình dạng, quỹ đạo và tương tác của sáu vật thể với Sgr A *, các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi vật thể G là một cặp sao nhị phân (hai ngôi sao xoay quanh nhau) bị phá hủy bởi lực hấp dẫn của lỗ đen hàng triệu năm trước đây, và chúng vẫn đang tràn ra những đám mây khí và bụi.
"Lỗ đen có thể đang thúc đẩy các ngôi sao nhị phân hợp nhất", đồng tác giả nghiên cứu Andrea Ghez, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học California, Los Angeles cho biết trong một tuyên bố.