Lộ diện công trình lâu đời hơn cả kim tự tháp Ai Cập?

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tàn tích của một cấu trúc thời kỳ đồ đá ở Cộng hòa Czech, lâu đời hơn Stonehenge và thậm chí cả kim tự tháp Ai Cập.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích về một công trình kiến trúc cổ , lâu đời hơn cả Stonehenge và thậm chí cả các kim tự tháp Ai Cập ở khu vực Vinoř, gần thủ đô Prague.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích về một công trình kiến trúc cổ , lâu đời hơn cả Stonehenge và thậm chí cả các kim tự tháp Ai Cập ở khu vực Vinoř, gần thủ đô Prague.

Đó là một khu phức hợp bí ẩn hình vòng tròn, có niên đại gần 7.000 năm, do cộng đồng ở địa phương tạo nên, làm nơi cho họ tụ tập. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ mục đích thực sự của công trình cổ này.

Đó là một khu phức hợp bí ẩn hình vòng tròn, có niên đại gần 7.000 năm, do cộng đồng ở địa phương tạo nên, làm nơi cho họ tụ tập. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ mục đích thực sự của công trình cổ này.

Công trình khối tròn có kích thước lớn, đường kính khoảng 55 mét, tương đương với chiều cao của tháp nghiêng Pisa.

Công trình khối tròn có kích thước lớn, đường kính khoảng 55 mét, tương đương với chiều cao của tháp nghiêng Pisa.

Jaroslav Řídký, phát ngôn viên của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Czech cho biết: "Còn quá sớm để nói về bất cứ điều gì liên quan đến những người xây dựng nên vòng tròn này nhưng rõ ràng đây là một phần của văn hóa đồ gốm vốn phát triển mạnh mẽ từ năm 4900 đến 4400 TCN".

Jaroslav Řídký, phát ngôn viên của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Czech cho biết: "Còn quá sớm để nói về bất cứ điều gì liên quan đến những người xây dựng nên vòng tròn này nhưng rõ ràng đây là một phần của văn hóa đồ gốm vốn phát triển mạnh mẽ từ năm 4900 đến 4400 TCN".

Các di tích được xác định niên đại bằng carbon phóng xạ từ cuộc khai quật giúp nhóm nghiên cứu xác định chính xác ngày xây dựng cấu trúc và liên kết với một khu định cư thời đồ đá mới phát hiện gần đó.

Các di tích được xác định niên đại bằng carbon phóng xạ từ cuộc khai quật giúp nhóm nghiên cứu xác định chính xác ngày xây dựng cấu trúc và liên kết với một khu định cư thời đồ đá mới phát hiện gần đó.

Những ngôi làng canh tác định canh của họ nằm ở giao điểm của Ba Lan đương thời, miền đông nước Đức và miền bắc Cộng hòa Czech.

Những ngôi làng canh tác định canh của họ nằm ở giao điểm của Ba Lan đương thời, miền đông nước Đức và miền bắc Cộng hòa Czech.

Theo Řídký, cho đến nay, nhóm của ông tìm thấy nhiều mảnh gốm, xương động vật và các công cụ đá trong khuôn viên di tích và từ các vật liệu hữu cơ.

Theo Řídký, cho đến nay, nhóm của ông tìm thấy nhiều mảnh gốm, xương động vật và các công cụ đá trong khuôn viên di tích và từ các vật liệu hữu cơ.

Rất nhiều công trình tương tự đã được tìm thấy trên khắp Trung Âu, nhưng tất cả chúng đều có niên đại chỉ khoảng 2.000 hoặc 3.000 năm, vì vậy đây có thể coi là công trình kiến trúc cổ đại lâu đời nhất Trung Âu.

Rất nhiều công trình tương tự đã được tìm thấy trên khắp Trung Âu, nhưng tất cả chúng đều có niên đại chỉ khoảng 2.000 hoặc 3.000 năm, vì vậy đây có thể coi là công trình kiến trúc cổ đại lâu đời nhất Trung Âu.

Vào năm 1991, một cấu trúc hình tròn tương tự đã tìm thấy ở Đức được gọi là Vòng tròn Goseck với đường kính 74 m, có một hàng rào bằng gỗ và 3 lối vào.

Vào năm 1991, một cấu trúc hình tròn tương tự đã tìm thấy ở Đức được gọi là Vòng tròn Goseck với đường kính 74 m, có một hàng rào bằng gỗ và 3 lối vào.

2 trong 3 lối vào tương ứng với hướng Mặt trời mọc và lặn trong mùa đông và mùa hè. Vòng tròn Goseck hoạt động như một đài quan sát hoặc một loại lịch theo dõi thời gian.

2 trong 3 lối vào tương ứng với hướng Mặt trời mọc và lặn trong mùa đông và mùa hè. Vòng tròn Goseck hoạt động như một đài quan sát hoặc một loại lịch theo dõi thời gian.

Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh lễ rước xác ướp Ai Cập hoành tráng chưa từng thấy. Nguồn: VOV TV.

Lê Trang (theo Live Science)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lo-dien-cong-trinh-lau-doi-hon-ca-kim-tu-thap-ai-cap-1754563.html