Ngắm 'đảo khỉ' giữa lòng hồ của khu vườn đa dạng sinh học nhất Việt Nam

'Đảo khỉ' nằm giữa hồ nước ngọt Ngàn Trươi, thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). Đây là nơi tiếp nhận hàng chục cá thể linh trưởng quý hiếm để nuôi dưỡng, sau khi tái thả về môi trường tự nhiên.

Vườn quốc gia Vũ Quang được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam với nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn, nằm trong một vùng sinh thái có mức độ quan tâm toàn cầu, có vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh môi trường cho vùng Trung Trường Sơn và cả khu vực ASEAN.

Ngoài việc bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều khu vực tại Vườn quốc gia Vũ Quang cũng là địa điểm tái thả nhiều loài động vật quý hiếm về với môi trường tự nhiên, trong đó có "đảo khỉ", nơi nuôi dưỡng nhiều loài linh trưởng quý hiếm.

"Đảo khỉ" nằm giữa lòng hồ Ngàn Trươi, thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang.

"Đảo khỉ" nằm giữa lòng hồ Ngàn Trươi, thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang.

Đảo khỉ (còn gọi là đảo Độc Lập) nằm ở giữa hồ nước ngọt Ngàn Trươi, thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Đảo cách trạm kiểm lâm và bến thuyền của vườn khoảng 15 phút đi ca nô trên lòng hồ.

Cứ cách 3 ngày, cán bộ Vườn lại đến cho đàn khỉ ăn một lần. Khi đủ sức khỏe chúng sẽ trở vào rừng sâu.

Cứ cách 3 ngày, cán bộ Vườn lại đến cho đàn khỉ ăn một lần. Khi đủ sức khỏe chúng sẽ trở vào rừng sâu.

Nhiều loài động vật hoang dã được thả về Vườn quốc gia Vũ Quang đều là động vật rừng có tên trong sách Đỏ Việt Nam và sách Đỏ thế giới, trong đó có những linh trưởng quý hiếm.

Bên cạnh đó, "đảo khỉ" còn là nơi phục vụ công tác kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển, thích ứng của chúng với môi trường...

Những cá thể khỉ này được Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiếp nhận, tái thả và chăm sóc tại hòn đảo.

Những cá thể khỉ này được Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiếp nhận, tái thả và chăm sóc tại hòn đảo.

Hơn 1 năm qua, Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á tiến hành tái thả khoảng 30 cá thể linh trưởng lên đảo. Trong đó gồm những loài quý hiếm như: khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn...

Vì chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường mới nên các cán bộ Vườn quốc gia Vũ Quang thường xuyên mang thức ăn đến để cung cấp cho đàn khỉ. Dùng các thiết bị hiện đại để quan sát, theo dõi khả năng thích nghi của những chú khỉ.

Có 4 loài khỉ là khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn đang chung sống hòa bình trên đảo giữa lòng hồ Ngàn Trươi, Vũ Quang.

Có 4 loài khỉ là khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn đang chung sống hòa bình trên đảo giữa lòng hồ Ngàn Trươi, Vũ Quang.

Theo chân anh Đinh Trọng Hoàng, cán bộ KHKT, Vườn quốc gia Vũ Quang chia sẻ, hiện có khoảng 18 cá thể khỉ đang sinh sống tốt trên đảo khỉ. Trong đó nhiều cá thể khỉ khỏe mạnh đã di chuyển đến những địa điểm đảo khác sinh sống trong khu vực Vườn quốc gia Vũ Quang.

Tuy khác loài nhưng những con khỉ thả trên đảo Cô Đơn sống với nhau hòa nhập, không xung đột và thích nghi tốt với môi trường sống.

Sau thời gian ngắn lên đảo, đàn khỉ đã sống theo bầy đàn và thích nghi với môi trường mới khá tốt.

Sau thời gian ngắn lên đảo, đàn khỉ đã sống theo bầy đàn và thích nghi với môi trường mới khá tốt.

Cán bộ Vườn cho biết thêm, cứ cách 3 ngày, sẽ có người đến đảo để cho khỉ ăn 1 lần. Đồng thời quan sát sức khỏe, khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng để làm báo cáo theo dõi.

Sau thời gian tái thả, đến nay đàn khỉ sống khỏe mạnh, ăn uống bình thường, lông mượt, đã hòa nhập, thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường và sinh cảnh trên đảo khỉ. Khẩu phần ăn sẽ được cắt giảm dần rồi dừng hẳn khi chúng nó đã hòa nhập được với thiên nhiên.

Vườn quốc gia Vũ Quang được thành lập ngày 30/7/2002 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vườn nằm trong một vùng sinh thái được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả rừng mưa, vùng đồi núi đến núi cao. Với tổng diện tích rừng trên 57.000ha, trong đó có trên 30.000ha là rừng giàu lưu giữ nhiều loài lâm sản quý giá. Đây cũng là nơi lưu giữ nguồn gen của các loài động vật, thực vật quý hiếm.

Thiện Quyền – Trung Hiếu

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ngam-dao-khi-giua-long-ho-cua-khu-vuon-da-dang-sinh-hoc-nhat-viet-nam-204240822160828366.htm