Lộ diện loài đại bàng tiền sử khổng lồ, khoa học chấn động
Tàn tích hóa thạch 50.000 năm tuổi vừa được khai quật cho thấy loài chim săn mồi khổng lồ từng tồn tại và thống trị trên bầu trời xưa kia.

Khi tiến hành khai quật tại Hang động hóa thạch Victoria ở Naracoorte, Úc, các nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Flinders bất ngờ khai quật được di tích cổ sinh vật học tiền sử kỳ lạ. Ảnh: @Đại học Flinders.

Đó là tàn tích hóa thạch của một loài đại bàng mới cổ xưa và các chuyên gia đặt tên cho nó là Dynatoaetus pachyosteus. Ảnh: @Đại học Flinders.

Loài đại bàng mới được mô tả này sống vào thời kỳ Kỷ Pleistocene cách đây hơn 50.000 năm trước. Ảnh: @Đại học Flinders.

Các phương pháp, phân tích khảo cổ chuyên sâu trên mẫu hóa thạch này cho thấy, loài chim đại bàng cổ xưa này có kích thước tương tự như loài đại bàng đuôi nhọn (Aquila audax) còn tồn tại tới ngày nay, hoặc tương tự kích thước loài kền kền Úc đã tuyệt chủng (Cryptogyps lacertosus). Ảnh: @Đại học Flinders.

Dynatoaetus pachyosteus có xương cánh ngắn, chắc và xương chân rất lớn và khỏe. Ảnh: @Đại học Flinders.

Chia sẻ rõ hơn, nhà cổ sinh vật học Ellen Mather của Đại học Flinders cho biết: "Dynatoaetus pachyosteus có sải cánh tương tự như đại bàng đuôi nhọn - vốn là loài đại bàng săn mồi lớn nhất còn sống của Úc, nhưng xương của Dynatoaetus pachyosteus có vẻ chắc khỏe hơn nhiều - đặc biệt là xương chân, cho thấy Dynatoaetus pachyosteus thậm chí còn mạnh mẽ và có thân hình chắc khỏe hơn”. Ảnh: @Đại học Flinders.

“Dynatoaetus pachyosteus là loài đặc hữu của Úc, có nghĩa là không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”, Nhà cổ sinh vật học Ellen Mather cho biết thêm. Ảnh: @Đại học Flinders.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.