Sắp hồi sinh loài chim Moa khổng lồ thời tiền sử
Với những tiến bộ trong công nghệ chỉnh sửa gen, giấc mơ đưa các loài tuyệt chủng quay trở lại cuộc sống hoang dã đang tiến gần hiện thực hơn.

Công ty Colossal Biosciences, nổi tiếng với dự án hồi sinh voi ma mút, đang chuyển sang nghiên cứu tái tạo moa – loài chim khổng lồ từng sống ở New Zealand, đã tuyệt chủng hơn 600 năm. Ảnh: Colossal Biosciences.

Dự án sử dụng ADN cổ từ xương moa để tái tạo bộ gen, so sánh với loài gần nhất còn sống là đà điểu châu Úc và tinamou, sau đó chỉnh sửa gen và cấy vào trứng của đà điểu làm vật chủ thay thế. Ảnh: Colossal Biosciences.

Quá trình này kết hợp công nghệ CRISPR và tế bào gốc sinh sản, từng được Colossal áp dụng thành công để tạo ra sinh vật giống sói dire và chuột mang lông voi ma mút. Ảnh: Colossal Biosciences.

Dự án hợp tác với Đại học Canterbury và bộ tộc Ngāi Tahu, được tài trợ 15 triệu USD từ đạo diễn Peter Jackson – người sở hữu bộ sưu tập xương moa lớn. Ảnh: Pinterest.

Một số nhà khoa học lo ngại việc hồi sinh moa có thể gây bất ổn sinh thái và nên ưu tiên bảo tồn các loài đang nguy cấp hơn là tái sinh loài đã tuyệt chủng. Ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, Colossal và cộng đồng người Maori tin rằng moa có thể phục hồi hệ sinh thái tự nhiên và mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử sâu sắc đối với văn hóa bản địa. Ảnh: Pinterest.