Lo ngành Y khoa điểm chuẩn cao, thí sinh chọn ngành gì để làm bác sĩ?

Nhiều nhóm ngành Y - dược có nhu cầu nhân lực cao, có điểm xét tuyển thấp hơn bác sĩ đa khoa từ 0,5 điểm các em thí sinh có thể tìm hiểu.

Hiện nay, ngoài Y khoa đào tạo để trở thành bác sĩ có rất nhiều nhiều ngành trong khối Y – dược có điểm chuẩn không quá cao, nhu cầu tuyển lớn lớn nhưng nhiều thí sinh vẫn chưa biết đến.

Ngoài ra, với nhóm ngành này các em có thể lựa chọn học tập tại các phân viện, cơ sở đào tạo ở các địa phương khác nhau trên cả nước tránh đồ dồn vào các thành phố lớn để tăng cơ hội trúng tuyển.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Quang Mạnh – Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên chia sẻ năm nay nhà trưởng tuyển sinh 2 ngành mới đó là Kỹ thuật hình ảnh y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng để thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho thí sinh.

Thông tin rõ hơn về ngành học, đại diện nhà trường cho biết Kỹ thuật hình ảnh y học các em có thể làm việc về kỹ thuật liên quan đến chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, can thiệp mạch. Các công việc sử dụng kỹ thuật về hình ảnh để chẩn đoán điều trị, xử trí bệnh.

Y học công cộng đào tạo nhân viên y tế làm việc tại các chương trình quốc gia (Ảnh: Trọng Tùng).

Y học công cộng đào tạo nhân viên y tế làm việc tại các chương trình quốc gia (Ảnh: Trọng Tùng).

“Nhu cầu việc làm đối với ngành này cũng rất lớn. Trên thực tế hiện nay, các thiết bị khoa học kỹ thuật trong y tế rất phát triển và được đầu tư lớn, điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng khoa học kỹ thuật. Các cơ sở y tế đều có khoa liên quan đến chẩn đoán hình ảnh và cần lượng nhân lực dồi dào có trình độ”, ông Nguyễn Quang Mạnh chia sẻ.

Tương như vậy với ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng là dùng kỹ thuật giúp các bệnh nhân bị rối loạn vận động, ngôn ngữ trở lại trạng thái bình thường, công việc này cũng được tìm kiếm rất lớn trong xã hội và trong các cơ sở y tế.

Còn theo PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết có rất nhiều ngành thí sinh có thể tìm hiểu ngoài khối ngành Y khoa.

“Thí sinh cần tìm hiểu nhiều mã ngành để xác định được công việc phù hợp với mình. Nhiều ngành của nhà trường đã có trở thành ngành truyền thống đào tạo để các em lựa chọn”, ông Lê Đình Tùng cho hay.

Đơn cử ở đây là hai ngành có nhu cầu nhân lực lớn như Y học dự phòng và Y tế công cộng. Trong đó sau 4 năm học ngành Y tế công cộng các em được cấp bằng cử nhân. “Ra trường sinh viên được làm việc trong các lĩnh vực y tế cộng đồng, y học dự phòng, tại các CDC, bệnh viện, hoặc cơ sở hoạt động khám chữa bệnh chú trọng vào lĩnh vực dự phòng. Ngoài ra các chương trình y tế quốc gia, các dự án nghiên cứu về chương trình sức khỏe cũng là các tổ chức mà các em có thể tham khảo”, ông Lê Đình Tùng nói về cơ hội việc làm của ngành.

Đặc biệt, đối với nhóm ngành Y học dự phòng sinh viên được đào tạo 6 năm và được cấp bằng bác sĩ.

Nhiều nhóm ngành Y - dược thí sinh có thể tìm hiểu lựa chọn.

Nhiều nhóm ngành Y - dược thí sinh có thể tìm hiểu lựa chọn.

PGS.TS Lê Đình Tùng bày tỏ: “Đối với bác sĩ y học dự phòng nội dung học tập chuẩn đầu ra lĩnh vực kiến thức liên quan đến khoa học sức khỏe, khoa học sự sống. Kiến thức ngành này giống đến 70% so với đào tạo bác sĩ y khoa nói chung”.

Thiết kế chương trình chú trọng đến lĩnh vực dự phòng ở nhiều cấp độ như dự phòng trong cộng đồng, dự phòng tại bệnh viện. Thí sinh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở có lĩnh vực hoạt động chuyên môn về dự phòng như bác sĩ CDC các tỉnh, các dự án y tế, chương trình y tế.

Ngoài ra, đối với ngành này các em cũng có cơ hội học tập thành bác sĩ chuyên khoa I, Y học gia đình,…

Ngày mai (26/6), thí sinh sẽ tới điểm thi để làm thủ tục dự thi. Ngày 27/6 các em sẽ thi 2 môn Ngữ văn và Toán. Ngày 28/6 thi Khoa học tự nhiên/khoa học xã hội và Ngoại ngữ.Theo quy định, để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình GDPT 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;Các em cần trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài.

Nguyễn Hoa Trà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/lo-nganh-y-khoa-diem-chuan-cao-thi-sinh-chon-nganh-gi-de-lam-bac-si-a669954.html