Lo sợ hổng chân, Nga vội điều chiến hạm mang 'sát thần' Kalibr cấp tốc sang Syria

Chiến hạm hộ vệ Vyshniy Volochok thuộc lớp Buyan-M sang chiến trường Syria nhằm thế chân cho hai chiến hạm mang tên lửa Đô đốc Grigorovich cùng tàu khu trục săn ngầm Pytlivy vừa được rút về nước.

Được coi là ngôi sao trong Hạm đội Biển Đen, "Đô đốc Grigorovich" là chiến hạm hiện đại nhất hiện nay của hải quân Nga. Trong cuộc chiến tại Syria, tàu chiến này đóng vai trò chủ chốt trong việc tấn công phiến quân, tuy nhiên mới đây Nga lại đột ngột rút tàu chiến này về nước.

Không những vậy Nga cũng rút luôn tàu khu trục săn ngầm Pytlivy về nước cùng với lúc với tàu Đô đốc Grigorovich.

Giới quan sát cho rằng gánh nặng chiến phí của Nga tại Syria đang ngày càng nặng nề trong bối cảnh kinh tế tiếp tục đi vào giai đoạn khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

Chính điều này buộc Nga phải cân đối trong duy trì các khí tài hiện đại tại Syria.

Vì vậy để bớt đi gánh nặng cho ngân sách quốc phòng chi phí cho chiến trường Syria, Nga phải rút bớt các chiến hạm lớn về nước.

Tuy nhiên để tránh tạo lỗ hổng trong chiến lược tại Syria Nga đã cấp tốc điều chiến hạm cỡ nhỏ lớp Buyan-M sang chiến trường Syria.

 Buyan-M tuy là tàu hộ vệ cỡ nhỏ khi có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn nhưng sức mạnh chúng chúng lại cực kỳ đáng nể khi có khả năng triển khai tên lửa Kalibr.

Buyan-M tuy là tàu hộ vệ cỡ nhỏ khi có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn nhưng sức mạnh chúng chúng lại cực kỳ đáng nể khi có khả năng triển khai tên lửa Kalibr.

 Chuẩn đô đốc Viktor Liin, tham mưu trưởng Hạm đội Biển Đen Nga, ngày 1-6 cho biết tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Vyshniy Volochok thuộc lớp Buyan-M sẽ rời cảng thực hiện nhiệm vụ để sang chiến trường Syria.

Chuẩn đô đốc Viktor Liin, tham mưu trưởng Hạm đội Biển Đen Nga, ngày 1-6 cho biết tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Vyshniy Volochok thuộc lớp Buyan-M sẽ rời cảng thực hiện nhiệm vụ để sang chiến trường Syria.

 Đây được coi là nỗ lực nhằm gia tăng sự hiện diện thường trực của hải quân Nga ở vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi Syria, nơi Nga có các căn cứ quan trọng gồm Hmeymim và Tartus.

Đây được coi là nỗ lực nhằm gia tăng sự hiện diện thường trực của hải quân Nga ở vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi Syria, nơi Nga có các căn cứ quan trọng gồm Hmeymim và Tartus.

 Buyan-M là lớp khinh hạm nhỏ bé nhưng lại mang sức mạnh ngang với một tàu khu trục, đây là lớp tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Nga thiết kế để tác chiến chống tác tàu chiến trên biển.

Buyan-M là lớp khinh hạm nhỏ bé nhưng lại mang sức mạnh ngang với một tàu khu trục, đây là lớp tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Nga thiết kế để tác chiến chống tác tàu chiến trên biển.

 Tàu Buyan-M thuộc dự án 21631, đây là biến thể nâng cấp sâu của tàu pháo tuần tra Buyan thuộc dự án 21630.

Tàu Buyan-M thuộc dự án 21631, đây là biến thể nâng cấp sâu của tàu pháo tuần tra Buyan thuộc dự án 21630.

 Ngoài số vũ khí khủng chúng mang theo có khả năng phòng không, tấn công chiến hạm, và cả tấn công mặt đất, tàu còn được thiết kế đặc biệt với hình dáng khí động học và lớp sơn hấp thụ sóng để tránh radar tìm kiếm của đối phương.

Ngoài số vũ khí khủng chúng mang theo có khả năng phòng không, tấn công chiến hạm, và cả tấn công mặt đất, tàu còn được thiết kế đặc biệt với hình dáng khí động học và lớp sơn hấp thụ sóng để tránh radar tìm kiếm của đối phương.

 Hệ thống điện tử trên tàu cũng thuộc loại tối tân nhất của Nga hiện nay khi chúng trang bị nhiều loại radar để trinh sát và tìm kiếm mục tiêu cả trên biển lẫn trên không.

Hệ thống điện tử trên tàu cũng thuộc loại tối tân nhất của Nga hiện nay khi chúng trang bị nhiều loại radar để trinh sát và tìm kiếm mục tiêu cả trên biển lẫn trên không.

 Năng lực của những chiến hạm Buyan-M đã thể hiện xuất sắc qua thực chiến khi phóng những tên lửa hành trình diệt phiến quân khủng bố IS.

Năng lực của những chiến hạm Buyan-M đã thể hiện xuất sắc qua thực chiến khi phóng những tên lửa hành trình diệt phiến quân khủng bố IS.

 Trọng lượng choán nước của Buyan-M chỉ 949 tấn, chiều dài 74 mét, chiều rộng 11 mét, mớn nước chỉ vẻn vẹn 2,6 mét.

Trọng lượng choán nước của Buyan-M chỉ 949 tấn, chiều dài 74 mét, chiều rộng 11 mét, mớn nước chỉ vẻn vẹn 2,6 mét.

 Tốc độ tối đa của "Buyan" là 25 hải lý, thủy thủ đoàn chỉ hơn 30 người.

Tốc độ tối đa của "Buyan" là 25 hải lý, thủy thủ đoàn chỉ hơn 30 người.

 Hệ thống pháo phòng không cực nhanh AK-630 phiên bản nòng đôi cho tốc độ bắn lên tới 10.000 viên một phút.

Hệ thống pháo phòng không cực nhanh AK-630 phiên bản nòng đôi cho tốc độ bắn lên tới 10.000 viên một phút.

 2 bệ phóng tên lửa phòng không Komar sử dụng tên lửa phòng không tầm ngắn Igla lắp đặt ở phía trước và sau thượng tầng của tàu.

2 bệ phóng tên lửa phòng không Komar sử dụng tên lửa phòng không tầm ngắn Igla lắp đặt ở phía trước và sau thượng tầng của tàu.

 Năng lực phòng không của tàu Buyan-M chỉ đủ phòng thủ trong những trường hợp cần thiết.

Năng lực phòng không của tàu Buyan-M chỉ đủ phòng thủ trong những trường hợp cần thiết.

 Tàu được trang bị 1 pháo hạm A-190-01 cỡ nòng 100mm với thiết kế tàng hình. Đây là một trong số những pháo hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Tàu được trang bị 1 pháo hạm A-190-01 cỡ nòng 100mm với thiết kế tàng hình. Đây là một trong số những pháo hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

 Vũ khí làm nên thương hiệu của tàu chính là tên lửa hành trình tầm xa Kalibr với tầm bắn 2.000 km.

Vũ khí làm nên thương hiệu của tàu chính là tên lửa hành trình tầm xa Kalibr với tầm bắn 2.000 km.

 Mỗi tàu Buyan-M mang theo 8 tên lửa hành trình cực mạnh này.

Mỗi tàu Buyan-M mang theo 8 tên lửa hành trình cực mạnh này.

 Tháp radar trên tàu với radar Pozitiv ở trên đỉnh, hệ thống gây nhiễu TK-25 lắp đặt 2 bên.

Tháp radar trên tàu với radar Pozitiv ở trên đỉnh, hệ thống gây nhiễu TK-25 lắp đặt 2 bên.

 Phòng điều khiển vũ khí cực hiện đại của chiến hạm Buyan-M.

Phòng điều khiển vũ khí cực hiện đại của chiến hạm Buyan-M.

 Cận cảnh ghế thuyền trưởng chỉ huy chiến hạm Buyan-M.

Cận cảnh ghế thuyền trưởng chỉ huy chiến hạm Buyan-M.

 Hiện tại các tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M đều thuộc biên chế của hạm đội biển Đen.

Hiện tại các tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M đều thuộc biên chế của hạm đội biển Đen.

 Hạm đội này vẫn đang chịu trách nhiệm điều các chiến hạm tăng cường tới chiến trường Syria.

Hạm đội này vẫn đang chịu trách nhiệm điều các chiến hạm tăng cường tới chiến trường Syria.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-lo-so-hong-chan-nga-voi-dieu-chien-ham-mang-sat-than-kalibr-cap-toc-sang-syria/770045.antd