Loại cá được bà nội trợ ưu ái lựa chọn, vừa nạc ngon lại hết đau xương khớp
Được các bà nội trợ ưu ái lựa chọn chế biến cho người thân, loại cá này không chỉ ngon, giàu dinh dưỡng mà còn 'đánh bay' cơn đau xương khớp.
Cá lóc (còn có tên là cá tràu, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp…), là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch.
Vốn là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, cá lóc thường được chế biến thành các món đa dạng và rất ngon cơm như kho, nấu, hầm, chiên nướng, làm ruốc cá, cá hấp…
Giàu dinh dưỡng, canxi, giảm đau xương khớp
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa ít sữa cho sản phụ, bồi bổ người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g cá lóc chứa khoảng 100 calo với 18,2 gram đạm, 1,1 gram tro, 90 mg canxi, 77,7 gram nước, 2,7 gram chất béo, 240 mg phốt pho, 2,3 gram vitamin PP, 100 mcg vitamin B2.
Ngoài ra, trong cá lóc còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, omega 3, omega 6, glycine, lysine, araginine, axit arachidonic, axit plamitic, axit docosahexaenoic…
Cá lóc còn chứa nhiều canxi, vitamin và các nguyên tố vi khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao, kích thích chuyển đổi, hạn chế tích tụ calo, ngăn ngừa mỡ thừa và giảm đau xương khớp hiệu quả.
Ngoài ra, ăn cá lóc có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt bởi 100g cá lóc chỉ chứa khoảng 97 calo, thấp hơn khá nhiều so với các loại thực phẩm khác. Trong khi mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2.000 calo nên bạn có thể ăn cá lóc thoải mái mà không sợ tăng cân.
Theo y học hiện đại thì cá lóc chứa nhiều albumin giúp giảm sưng, duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, dự trữ dinh dưỡng, hormone, khắc phục thiệt hại do mô, tăng áp suất thẩm thấu máu, chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá lóc ở một giới hạn nhất định.
Một số món ăn bổ dưỡng, giúp chữa bệnh từ cá lóc
Theo lương y Bùi Hồng Minh, với những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời, từ xa xưa, cá lóc đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Những bài thuốc chữa bệnh từ cá quả mà bạn có thể sử dụng như món ăn hàng ngày.
Chữa đau khớp, phong thấp, phù nề: Dùng cá lóc ăn hàng ngày, mỗi ngày 100-200g dùng để kho, nấu, hầm, rán… và ăn nóng với cơm.
Chữa thận hư nhiễm mỡ:Cá lóc 1 con (250 g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần.
Chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g gia vị gừng, hành tiêu mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần.
Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... sử dụng rất tốt với người có bệnh huyết áp cao đau đầu chóng mặt ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.
Chữa trĩ: Cá lóc (200g) trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá dấp cá và các loại rau thơm khác như ngò tàu, rau quế, húng chanh.
Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 1 con (400g), đông quỳ tử (24g), hồng sâm (9g), hoài sơn (30g), sinh hoàng kỳ (30g), lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.
Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày:Cá lóc 1 con (250g), đậu đỏ (50g), vỏ bí đao (30g). Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước.
Chữa tiểu rắt: Cá lóc 1 con ( 500g), giá đậu xanh (150g), cà chua (100g), me (70g), gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.
Chữa cảm nắng nóng: Cá lóc 1 con 300g làm sạch cắt khúc, đậu bắp 40g, dứa 20g, cà chua 30g, giá đậu xanh 40g, dọc mùng 40g, rau thơm 20g, thêm me, gia vị mắm muối nước vừa đủ nấu canh chua ăn.
Các vị phối hợp thành món ngon từ cá lóc có tác dụng bổ mát thanh nhiệt, sinh tân dịch... món ăn rất tốt cho người bị cảm nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, nóng bứt dứt...
Hỗ trợ điều trị lao phổi: Cá lóc 1 con khoảng 200 - 300g: Cách làm: cá làm sạch vẩy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, nêm mắm muối cho vừa, bột tiêu, gừng đập giập, thêm gia vị, nước; nấu nhừ. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Dùng liền 2 tháng.
Chữa suy nhược, chán ăn: Cá lóc làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, không cho hành và mỳ chính, cho chút nước sôi kho chín.
Sau đó, đem gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng lượng thích hợp; rang khô lại trên chảo, để nguội cho vào lọ sạch đậy nắp kín. Sử dụng ăn kèm với cơm trong các bữa ăn theo từng đợt 5-7 ngày.
Ai không nên ăn cá lóc?
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gout là một trong những đối tượng không nên ăn cá lóc. Ngoài ra, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cũng nên tránh ăn cá vì nguy cơ nhiễm độc từ loài cá này.
Mặc dù cá lóc chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa một độc tố cá thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Độc tố này có chứa Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da và máu. Độc tính này tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá từ tháng 2 - 7 trong năm.
Khi nhiễm phải độc cá lóc sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê; mệt mỏi; chóng mặt, choáng váng, đau thắt ngực, vã mồ hôi, tiết nước bọt, sùi bọt mép, đau bụng, buồn nôn, yếu chi, đồng tử co và run giật.
Độc tố này có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới phá hủy hoàn toàn. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi chế biến cá món ăn từ cá lóc.