Loài cá sống dai nhất hành tinh: 5 năm không ăn uống vẫn khỏe re!

Loài cá đặc biệt này được tìm thấy nhiều ở Châu Phi. Chúng có thể sống vài tháng thậm chí là vài năm trên cạn và không cần ăn uống. Người dân nơi đây muốn thấy chúng thì phải đào đất mới có thể bắt được.

 Cá phổi hay còn được gọi là Lungfish, là một loại cá nước ngọt nổi tiếng nhờ khả năng đặc biệt. Chúng thường sống ở các vùng nước nông như đầm lầy. Cá phổi cũng được tìm thấy nhiều ở các hồ nước lớn hơn ở châu Phi, Nam Mỹ và Australia.

Cá phổi hay còn được gọi là Lungfish, là một loại cá nước ngọt nổi tiếng nhờ khả năng đặc biệt. Chúng thường sống ở các vùng nước nông như đầm lầy. Cá phổi cũng được tìm thấy nhiều ở các hồ nước lớn hơn ở châu Phi, Nam Mỹ và Australia.

Cá phổi có vẻ ngoài là sự kết hợp của giun đất, chạch và lươn. Chúng được các nhà khoa học đánh giá rất cao bởi khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp cá vây thùy xa xưa.

Cá phổi có vẻ ngoài là sự kết hợp của giun đất, chạch và lươn. Chúng được các nhà khoa học đánh giá rất cao bởi khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp cá vây thùy xa xưa.

Cũng nhờ khả năng này, cá phổi mới có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ ở châu Phi khi mà nhiệt độ nơi đây thường xuyên ở mức cao quanh năm và mùa khô rất khắc nghiệt, thường kéo dài tới 4-5 tháng, tới mức sông hồ khô cạn trơ đáy.

Cũng nhờ khả năng này, cá phổi mới có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ ở châu Phi khi mà nhiệt độ nơi đây thường xuyên ở mức cao quanh năm và mùa khô rất khắc nghiệt, thường kéo dài tới 4-5 tháng, tới mức sông hồ khô cạn trơ đáy.

Theo các nhà khoa học, hệ thống hô hấp của cá phổi đã tiến hóa ở mức cao. Chúng lấy oxy thẳng từ không khí giống như các động vật trên cạn. Khi di chuyển trong nước, cá phổi thở bằng mang. Sau khi rời khỏi mặt nước, cá phổi thở bằng bong bóng cá. Không khí được hít vào từ lỗ mũi của cá phổi và đi vào bong bóng.

Theo các nhà khoa học, hệ thống hô hấp của cá phổi đã tiến hóa ở mức cao. Chúng lấy oxy thẳng từ không khí giống như các động vật trên cạn. Khi di chuyển trong nước, cá phổi thở bằng mang. Sau khi rời khỏi mặt nước, cá phổi thở bằng bong bóng cá. Không khí được hít vào từ lỗ mũi của cá phổi và đi vào bong bóng.

Bong bóng của cá phổi rất độc đáo, nó chứa đầy các phế nang với các kích thước khác nhau, đồng thời được bao phủ bởi các mạch máu nhỏ hình lưới. Từ cấu tạo và chức năng sinh lý, nó hoàn toàn giống phổi của động vật có vú trên cạn.

Bong bóng của cá phổi rất độc đáo, nó chứa đầy các phế nang với các kích thước khác nhau, đồng thời được bao phủ bởi các mạch máu nhỏ hình lưới. Từ cấu tạo và chức năng sinh lý, nó hoàn toàn giống phổi của động vật có vú trên cạn.

Nhiều loài cá phổi đã mất dần chức năng của mang khi tới tuổi trưởng thành. Nếu sống trong nước, chúng còn phải ngoi lên bề mặt để lấy không khí. Thậm chí, có những cá thể còn bị chết đuối nếu phải sống trong nước thời gian dài.

Nhiều loài cá phổi đã mất dần chức năng của mang khi tới tuổi trưởng thành. Nếu sống trong nước, chúng còn phải ngoi lên bề mặt để lấy không khí. Thậm chí, có những cá thể còn bị chết đuối nếu phải sống trong nước thời gian dài.

Khi vào mùa nước nổi, chúng sẽ sống và di chuyển trong nước như các loài cá khác. Nhưng tới mùa hạn hán, chúng sẽ đào hố sâu dưới lớp bùn non bằng cách ăn bùn qua miệng và thải qua mang. Khi tới độ sâu cần thiết, cá phổi ngừng đào và tự tiết ra chất nhầy để làm cứng bùn, đồng thời tạo lớp kén bọc bên ngoài, chỉ lộ miệng để lấy không khí và kích hoạt trạng thái ngủ hè.

Khi vào mùa nước nổi, chúng sẽ sống và di chuyển trong nước như các loài cá khác. Nhưng tới mùa hạn hán, chúng sẽ đào hố sâu dưới lớp bùn non bằng cách ăn bùn qua miệng và thải qua mang. Khi tới độ sâu cần thiết, cá phổi ngừng đào và tự tiết ra chất nhầy để làm cứng bùn, đồng thời tạo lớp kén bọc bên ngoài, chỉ lộ miệng để lấy không khí và kích hoạt trạng thái ngủ hè.

Trong thời gian ngủ hè, chúng sẽ giảm nhu cầu trao đổi chất xuống mức tối thiểu. Khi mùa mưa tới, nước khiến lớp bùn mềm đi, chúng mới phá kén chui ra. Một số tài liệu cho thấy, cá phổi có thể sống dưới lòng đất tới 4-5 năm mà không cần ăn uống gì.

Trong thời gian ngủ hè, chúng sẽ giảm nhu cầu trao đổi chất xuống mức tối thiểu. Khi mùa mưa tới, nước khiến lớp bùn mềm đi, chúng mới phá kén chui ra. Một số tài liệu cho thấy, cá phổi có thể sống dưới lòng đất tới 4-5 năm mà không cần ăn uống gì.

Lợi dụng cơ chế ngủ hè của cá phổi, người châu Phi thường đào đất để bắt chúng. Họ sử dụng cá phổi như một nguồn thực phẩm dự trữ bền vững. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá rằng thịt của cá phổi khá nồng nên không được các du khách ưa thích.

Lợi dụng cơ chế ngủ hè của cá phổi, người châu Phi thường đào đất để bắt chúng. Họ sử dụng cá phổi như một nguồn thực phẩm dự trữ bền vững. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá rằng thịt của cá phổi khá nồng nên không được các du khách ưa thích.

Các nhà khoa học cho biết, cá phổi xuất hiện từ thời cổ đại. Những con cá phổi đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là từ cách đây 419 triệu – 393 triệu năm trước. Sau 4 lần suýt tuyệt chủng, chúng vẫn sống sót đầy kiên cường với cấu tạo đặc biệt của mình.

Các nhà khoa học cho biết, cá phổi xuất hiện từ thời cổ đại. Những con cá phổi đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là từ cách đây 419 triệu – 393 triệu năm trước. Sau 4 lần suýt tuyệt chủng, chúng vẫn sống sót đầy kiên cường với cấu tạo đặc biệt của mình.

Mời quý độc giả xem video: Độc lạ các loài côn trùng giống y đúc... người ngoài hành tinh

Lê Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ca-song-dai-nhat-hanh-tinh-5-nam-khong-an-uong-van-khoe-re-1914536.html