Loài cá tuyệt tích 160 năm bất ngờ tái xuất

Mới đây, một nhiếp ảnh gia người Singapore đã vô tình phát hiện một loài cá được cho là đã tuyệt chủng ở Singapore cách đây 160 năm.

Anh Daryl Tan, một nhiếp ảnh gia đam mê chụp ảnh rắn, đến rừng ngập mặn ở Công viên Pasir Ris vào tháng 6/2023, anh bắt gặp cảnh tượng con rắn nước mặt chó đang cắn một con cá kỳ lạ.

Anh Daryl Tan, một nhiếp ảnh gia đam mê chụp ảnh rắn, đến rừng ngập mặn ở Công viên Pasir Ris vào tháng 6/2023, anh bắt gặp cảnh tượng con rắn nước mặt chó đang cắn một con cá kỳ lạ.

Sau thời gian tìm hiểu anh mới biết con cá có tên là cá đục thang, thuộc loại được cho là tuyệt chủng ở Singapore, chỉ còn được biết tới qua một bức tranh màu nước hơn 160 năm tuổi.

Sau thời gian tìm hiểu anh mới biết con cá có tên là cá đục thang, thuộc loại được cho là tuyệt chủng ở Singapore, chỉ còn được biết tới qua một bức tranh màu nước hơn 160 năm tuổi.

Ladder gudgeon (cá đục thang), hay bostrychus scalaris (cá bớp), là một loài cá quý hiếm và ít người biết, được đặt tên theo dải hoa văn giống như bậc thang trên thân cá.

Ladder gudgeon (cá đục thang), hay bostrychus scalaris (cá bớp), là một loài cá quý hiếm và ít người biết, được đặt tên theo dải hoa văn giống như bậc thang trên thân cá.

Nhà tự nhiên học người Pháp F. L. de Castelnau lần đầu tiên ghi lại hình ảnh loài cá này qua bức tranh màu nước trong một cuốn sổ tay được biên soạn ở Singapore năm 1858-1862.

Nhà tự nhiên học người Pháp F. L. de Castelnau lần đầu tiên ghi lại hình ảnh loài cá này qua bức tranh màu nước trong một cuốn sổ tay được biên soạn ở Singapore năm 1858-1862.

Tiến sĩ Tan Heok Hui, nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian, cho biết những bức ảnh của Tan chụp được tại khu rừng ngập mặn ở Công viên Pasir Ris vào ngày 3/6/2023, có thể là bằng chứng hình ảnh đầu tiên về sự tồn tại của sinh vật này ở Singapore.

Tiến sĩ Tan Heok Hui, nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian, cho biết những bức ảnh của Tan chụp được tại khu rừng ngập mặn ở Công viên Pasir Ris vào ngày 3/6/2023, có thể là bằng chứng hình ảnh đầu tiên về sự tồn tại của sinh vật này ở Singapore.

“Nếu thông tin được thu thập đủ, loài này có thể được đánh giá và tình trạng bảo tồn của chúng có thể được cập nhật trong Sách Đỏ Singapore”, tiến sĩ Tan nói.

“Nếu thông tin được thu thập đủ, loài này có thể được đánh giá và tình trạng bảo tồn của chúng có thể được cập nhật trong Sách Đỏ Singapore”, tiến sĩ Tan nói.

Phát hiện này làm tăng khả năng các loài động vật khác, có thể được cho là đã không còn ở Singapore do mất môi trường sống vì quá trình đô thị hóa, vẫn có thể sống sót trong các khu rừng ngập mặn còn lại.

Phát hiện này làm tăng khả năng các loài động vật khác, có thể được cho là đã không còn ở Singapore do mất môi trường sống vì quá trình đô thị hóa, vẫn có thể sống sót trong các khu rừng ngập mặn còn lại.

Khám phá này làm nổi bật thực tế là những không gian tự nhiên tương đối nhỏ như rừng ngập mặn tại Công viên Pasir Ris vẫn có thể là nơi trú ẩn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa.

Khám phá này làm nổi bật thực tế là những không gian tự nhiên tương đối nhỏ như rừng ngập mặn tại Công viên Pasir Ris vẫn có thể là nơi trú ẩn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa.

Mời quý độc giả xem vi deo: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang

NH (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ca-tuyet-tich-160-nam-bat-ngo-tai-xuat-1966023.html