Tại Vườn Quốc gia Bến En, thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, có một cây lim xanh cổ thụ gần 700 tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2022. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Vườn Quốc gia Bến En, được ví như "Hạ Long trên cạn" trải rộng 15.000 hecta và là ngôi nhà của hệ sinh thái đa dạng. Cây lim xanh này cao gần 30 mét, với chu vi khoảng 6 mét và đường kính tán khoảng 20 mét. (Ảnh: Crystal Bay)
Là một trong số ít cây lim xanh còn sót lại trên thế giới, chỉ mọc tại Việt Nam và Trung Quốc, cây lim xanh này được người dân xem như báu vật tâm linh, mang lại bình yên và thịnh vượng. Để bảo vệ cây cổ thụ, vườn quốc gia đã thành lập trạm kiểm soát và cử cán bộ thường xuyên tuần tra.(Ảnh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường)
Lim xanh, với danh pháp khoa học là Erythrophleum fordii, thuộc nhóm cây gỗ quý Tứ Thiết của Việt Nam (đinh, lim, sến, táu). (Ảnh: Wikipedia)
Gỗ lim xanh có màu nâu bóng, rất cứng và kháng bệnh nấm gỗ tốt. Khả năng kháng mối mọt và độ bền của gỗ lim xanh đến từ cấu trúc lignin cô đặc và sợi gỗ dày. (Ảnh: Govi)
Lịch sử của lim xanh còn gắn liền với nhiều công trình quan trọng tại Việt Nam như di tích Hoàng thành Thăng Long và bãi cọc Bạch Đằng. (Ảnh: Báo Sức khỏe đời sống)
Những cọc gỗ lim xanh tại bãi cọc Bạch Đằng đã tồn tại hàng trăm năm dưới nước mà vẫn không bị phân hủy đáng kể, chứng minh độ bền vượt trội của loại gỗ này.(Ảnh: Kinhtedothi)
Do giá trị kinh tế và lịch sử cao, lim xanh đang bị đe dọa tuyệt chủng, theo Sách Đỏ IUCN. Nỗ lực bảo tồn tại Vườn Quốc gia Bến En giúp duy trì và phát triển loài cây quý hiếm này, góp phần vào việc bảo vệ đa dạng sinh học và giá trị lịch sử của Việt Nam.(Ảnh: Người Đưa Tin)
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin.
Thiên Trang (TH)