Loài rắn độc 'dị hợm' nhất thế gian, chỉ trực cắn người đang say giấc

Rắn Mulga là một trong những loài rắn độc đáng sợ nhất trong tự nhiên với mỗi lần cắn tiết ra khoảng 150 mg nọc độc. Chúng khiến nhiều người sợ hãi vì thường tấn công khi con người đang say giấc.

Một loài rắn độc đáng sợ nổi tiếng thế giới có tên Mulga. Loài này còn được gọi là rắn nâu vua (tên khoa học: Pseudechis australis).

Một loài rắn độc đáng sợ nổi tiếng thế giới có tên Mulga. Loài này còn được gọi là rắn nâu vua (tên khoa học: Pseudechis australis).

Thuộc chi rắn đen Pseudechi, rắn Mulga khi trưởng thành có thể dài từ 2 - 3m, nặng khoảng 6 kg. Tuy theo khu vực sinh sống mà loài rắn này có màu sắc cơ thể từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.

Thuộc chi rắn đen Pseudechi, rắn Mulga khi trưởng thành có thể dài từ 2 - 3m, nặng khoảng 6 kg. Tuy theo khu vực sinh sống mà loài rắn này có màu sắc cơ thể từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.

Rắn Mulga còn là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Australia. Loài này phân bố ở hầu hết các bang của nước này, ngoại trừ Tasmania.

Rắn Mulga còn là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Australia. Loài này phân bố ở hầu hết các bang của nước này, ngoại trừ Tasmania.

Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan - loài rắn trên cạn độc nhất thế giới nhưng loài rắn Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi lần cắn lớn hơn nhiều so với bất cứ loài rắn nào trong tự nhiên.

Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan - loài rắn trên cạn độc nhất thế giới nhưng loài rắn Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi lần cắn lớn hơn nhiều so với bất cứ loài rắn nào trong tự nhiên.

Theo các nhà khoa học, mỗi lần cắn, rắn Mulga trung bình tiết ra khoảng 150 mg nọc độc. Trong khi đó, các loài rắn khác như rắn hổ trung bình tiết từ 10 - 40 mg nọc độc ở mỗi phát cắn.

Theo các nhà khoa học, mỗi lần cắn, rắn Mulga trung bình tiết ra khoảng 150 mg nọc độc. Trong khi đó, các loài rắn khác như rắn hổ trung bình tiết từ 10 - 40 mg nọc độc ở mỗi phát cắn.

Với lượng nọc độc lớn như vậy, vết cắn do rắn Mulga sẽ khiến nạn nhân vô cùng đau đớn, có thể phá hủy các tế bào máu (tức làm tan máu), gây độc tế bào (phá vỡ tế bào), gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp), thậm chí gây độc thần kinh ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.

Với lượng nọc độc lớn như vậy, vết cắn do rắn Mulga sẽ khiến nạn nhân vô cùng đau đớn, có thể phá hủy các tế bào máu (tức làm tan máu), gây độc tế bào (phá vỡ tế bào), gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp), thậm chí gây độc thần kinh ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu về 27 trường hợp bị rắn Mulga tấn công. Trong số này, 10 trường hợp bị rắn cắn khi con vật này chủ động tấn công con người. 17 trường hợp còn lại bị rắn Mulga cắn khi đang ngủ say.

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu về 27 trường hợp bị rắn Mulga tấn công. Trong số này, 10 trường hợp bị rắn cắn khi con vật này chủ động tấn công con người. 17 trường hợp còn lại bị rắn Mulga cắn khi đang ngủ say.

Điều này khiến giới khoa học thắc mắc vì sao rắn Mulga thường tấn công con người khi đang say giấc ngủ.

Điều này khiến giới khoa học thắc mắc vì sao rắn Mulga thường tấn công con người khi đang say giấc ngủ.

Các chuyên gia suy đoán có thể những con rắn độc này đi săn mồi ban đêm và vô tình nhìn thấy con người đang ngủ nên tấn công họ.

Các chuyên gia suy đoán có thể những con rắn độc này đi săn mồi ban đêm và vô tình nhìn thấy con người đang ngủ nên tấn công họ.

Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, loài rắn Mulga bị hấp dẫn bởi thân nhiệt của con người khi đang ngủ say. Do đó, rắn Mulga tấn công các nạn nhân khi họ không có sự đề phòng.

Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, loài rắn Mulga bị hấp dẫn bởi thân nhiệt của con người khi đang ngủ say. Do đó, rắn Mulga tấn công các nạn nhân khi họ không có sự đề phòng.

Mời độc giả xem video: Lời nguyền chưa lời giải ở nơi 1 mét vuông gặp 5 con rắn độc.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ran-doc-di-hom-nhat-the-gian-chi-truc-can-nguoi-dang-say-giac-1882172.html