Loại rau nhất định phải chần trước khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể
Các loại rau bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp con người khỏe mạnh nhưng có không ít trường hợp bị tổn thương thận cấp tính, suy thận do ăn nhầm rau.
Các loại rau củ là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn của chúng ta. Tác dụng của các loại rau củ thì ai cũng biết, chúng bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng, cải thiện sức khỏe cơ thể, thậm chí còn ngăn ngừa một số bệnh.
Theo Inf.news, một số loại rau có độc tố nhất định, nếu không ăn đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Không ít trường hợp bị tổn thương thận cấp tính, suy thận do ăn nhầm rau.
Loại rau nào có thể gây tổn thương thận?
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại rau giàu axit oxalic trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như rau dền, rau chân vịt, rau muống... thực sự sẽ hình thành các tinh thể axit oxalic.
Các tinh thể axit oxalic làm tắc nghẽn ống thận, các chất độc chuyển hóa trong cơ thể không thể đào thải kịp thời, tích tụ dần trong cơ thể, dễ gây tổn thương thận cấp tính.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, không hiếm trường hợp ống thận bị tắc nghẽn do tinh thể axit oxalic gây ra chức năng thận bất thường.
Để thay đổi điều này không khó. Khi ăn các loại rau có chứa axit oxalic như rau dền, rau muống, rau chân vịt, mướp đắng... cần chần qua nước sôi là có thể giải quyết được vấn đề.
Nước sôi có thể loại bỏ phần lớn axit oxalic, tránh gây tổn thương thận từ gốc.
Những loại rau nhất định phải chần trước khi ăn
Rau dền
Sở dĩ rau chân vịt và rau dền có vị chát là vì chúng chứa nhiều axit oxalic. Chần qua nước sôi khoảng 1 phút trước khi ăn, có thể loại bỏ hầu hết axit oxalic.
Sau đó, bạn có thể tùy ý nấu canh hay trộn nộm, hương vị và dinh dưỡng của các loại rau này đã được cải thiện.
Tương tự, nhiều loại rau khác chứa axit oxalic như măng tây, súp lơ phải chần qua trước khi ăn.
Cải bẹ
Loại rau này có mùi hăng, có thể gây kích ứng đường mũi, đồng thời khiến mắt bị kích ứng và khiến nước mắt chảy ra.
Trong quá trình nấu, loại rau này có thể được loại bỏ một cách khéo léo bằng cách chần cải xanh với nước sôi.
Nước phải ngập hoàn toàn cải bẹ. Ở trạng thái sôi, nhanh chóng đun qua có thể giảm vị cay của loại cải này ở một mức độ nhất định.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ nhất định phải ngâm với nước sôi trước khi chế biến món ăn. Điều này có thể làm tăng chất xơ và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Mặt khác, cách làm này còn có tác dụng khử mùi đất trong mộc nhĩ.
Hơn nữa, mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin. Bạn có thể làm giảm hàm lượng độc tố bằng cách ngâm trong nước vài giờ hoặc chần qua nước nóng trước khi ăn.
Mướp gai
Cây mướp gai hay còn gọi là ráy gai, chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae) là một loại rau dại được ưa thích.
Người dân thường lấy củ làm thuốc, lấy cọng xào tỏi hoặc xào với thịt bò. Những món ăn này rất có ích cho hoạt động của gan.
Loại rau này rất bổ dưỡng, nhưng hàm lượng nitrit cao hơn nhiều so với các loại rau thông thường. Nitrite là tiền chất để tổng hợp nitrosamine gây ung thư.
Tuy nhiên, nitrit có khả năng hòa tan trong nước, do vậy, phần lớn nitrit có thể được loại bỏ bằng cách chần qua nước sôi. Như vậy, bạn sẽ thưởng thức loại rau này an toàn hơn.
Mướp đắng
Các loại rau có vị đắng như mướp đắng, rau diếp xoăn rất có ích cho sức khỏe. Nếu một số người cảm thấy có vị đắng thì có thể trụng trong nước khoảng 1 phút để giảm bớt phần nào vị đắng.
Các loại rau họ đậu
Sở dĩ ăn các loại đậu sống như đậu lăng, đậu tây có thể gây ngộ độc chủ yếu là do chúng chứa độc tố saponin và độc tố phytohemagglutinin.
Sau khi cơ thể con người ăn phải, màng nhầy của đường tiêu hóa bị kích thích, gây ngộ độc đậu. Trong trường hợp nhẹ, có thể gây buồn nôn, nôn nhưng nếu nặng có thể gây chóng mặt, nhức đầu, bỏng dạ dày.
Tuy nhiên, hai loại độc tố này đều hòa tan trong nước và không chịu được nhiệt độ cao. Bạn chỉ cần chần qua đậu nước trước khi ăn, hoặc đun nóng hoàn toàn khi nấu, xào đều và nấu chín kỹ để giảm độc tố.
Cách chế biến các loại rau để đảm bảo dinh dưỡng
Chần rau sẽ làm mất đi một lượng vitamin. Do đó, cần nhớ 3 phương pháp này để giảm thiểu tổn thất:
- Cố gắng không cắt nhỏ rau trước khi chần: Việc bảo quản nguyên cây rau sẽ giảm bề mặt tiếp xúc giữa rau và nước. Phương pháp này có thể tối đa hóa việc lưu giữ các chất dinh dưỡng thực phẩm và tránh thất thoát chất dinh dưỡng khi chần.
- Cho rau vào sau khi nước đã sôi hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả chần không bị ảnh hưởng, hãy rút ngắn thời gian chần.
- Ngay sau khi chần, hãy thả ngay vào nước lạnh để làm nguội thật nhanh. Nhiệt độ của rau sau khi chần tương đối cao, sau khi ra khỏi nước dễ xảy ra phản ứng oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, do đó, ngâm ngay vào nước lạnh để làm nguội nhanh sẽ giúp "khóa" chất dinh dưỡng trong rau lại.