Loài thú quý hiếm từng suýt tuyệt chủng bỗng tái xuất ở Việt Nam, cả thế giới chạy đua thời gian để bảo vệ
Khi cả thế giới nghĩ loài vật này đã tuyệt chủng, chúng lại bất ngờ xuất hiện ở Việt Nam. Việc phát hiện ra chúng khiến giới khoa học vô cùng bất ngờ nhưng cũng không khỏi mừng rỡ.
Ở trong những khu rừng Việt Nam, có rất nhiều sinh vật, thực vật quý hiếm. Trong số đó, không thể không nhắc đến con mang rừng. Con mang còn được gọi là hoẵng, kỉ, mễn, thường xuất hiện ở khu vực rừng núi Đông Nam Á, Ấn Độ. Trên thế giới có 12 loại mang, riêng Việt Nam xuất hiện những loại sau: Mang rừng Trường Sơn, mang Vũ Quang (mang lớn), hoẵng Nam Bộ, mang Pù Hoạt.
Riêng loài mang lớn được công nhận là loài đặc hữu Đông Dương, thời gian qua chỉ tìm thấy ở khu vực núi Trường Sơn, Việt Nam. Hiện chúng được xếp vào nhóm Cực kỷ nguy cấp (CR), nằm trong Sách đỏ IUCN. Nói cách khác, mang lớn được xác định đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, vô cùng quý hiếm và cần được bảo tồn.
Trước đây, mang lớn được cho đã tuyệt chủng vì nạn săn bắn bất hợp pháp. Chúng từ loài bị đe dọa thành loài bị đe dọa nghiêm trong trong Sách đỏ IUCN. Người ta không thể nhìn thấy mang lớn ở những khu vực quen thuộc mà chúng sinh sống trước đó.
Nhưng bất ngờ xảy ra vào năm 2017, mang lớn đột ngột xuất hiện, được ghi nhận ở Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Năm 2022, các nhà khoa học lại ghi nhận mang lớn sinh sống ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk).
Mang lớn tên khoa học là Muntiacus vuquangensis, có quan hệ gần với mang Ấn Độ. Chúng sở hữu kích thức trung bình nhưng cặp sừng khá lớn. Trọng lượng loài này khoảng 30 – 35kg. Lông chúng màu nâu bóng, có những sọc đen chạy dọc xuống đế gạc, trán có ít lông mịn màu đen, lông ở lưng sẫm hơn bụng. Đặc biệt, túm lông đuôi của mang lớn sẽ có màu sẫm, dưới đuôi màu trắng.
Hiện tại, mang lớn đang được các nhà bảo tồn nỗ lực bảo vệ trong tự nhiên. Nhiều tổ chức quốc tế đã lên kế hoạch nhân giống chúng như sao la, trong điều kiện nuôi nhốt bán hoang dã. Bởi cũng như sao la, mang lớn không thể sống trong môi trường nuôi nhốt. Vấn đề giờ đây với giới khoa học là phải chạy đua thời gian để bảo tồn mang lớn.