Tận mục kho báu khủng bên trong đền thờ Nữ hoàng Ai Cập

Trong cuộc khai quật gần đây tại Luxor, Ai Cập, các nhà khảo cổ đã có một số khám phá quan trọng, bao gồm kho báu quý giá tại khu vực xung quanh Deir al-Bahari, ngôi đền tang lễ nổi tiếng do Nữ hoàng Hatshepsut xây dựng.

Theo các chuyên gia, ngôi đền Deir al-Bahari ở Luxor được Nữ hoàng Hatshepsut - người phụ nữ cai trị Ai Cập với tư cách là pharaoh từ năm 1479 trước Công nguyên đến năm 1458 trước Công nguyên - xây dựng. Kho báu được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ này gồm những hiện vật mà những người xây dựng thời cổ đại đã chôn khi họ bắt đầu xây dựng ngôi đền vào thế kỷ 15 trước Công nguyên. Ảnh: Ancient Origins.

Theo các chuyên gia, ngôi đền Deir al-Bahari ở Luxor được Nữ hoàng Hatshepsut - người phụ nữ cai trị Ai Cập với tư cách là pharaoh từ năm 1479 trước Công nguyên đến năm 1458 trước Công nguyên - xây dựng. Kho báu được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ này gồm những hiện vật mà những người xây dựng thời cổ đại đã chôn khi họ bắt đầu xây dựng ngôi đền vào thế kỷ 15 trước Công nguyên. Ảnh: Ancient Origins.

Cựu Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập Zahi Hawass - người chỉ đạo cuộc khai quật - cho hay phát hiện tại ngôi đền Deir al-Bahari là một trong những khám phá hoàng gia lớn đầu tiên kể từ khi phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Tutankhamun. Ảnh: Rémih/CC BY-SA 3.0.

Cựu Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập Zahi Hawass - người chỉ đạo cuộc khai quật - cho hay phát hiện tại ngôi đền Deir al-Bahari là một trong những khám phá hoàng gia lớn đầu tiên kể từ khi phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Tutankhamun. Ảnh: Rémih/CC BY-SA 3.0.

Trong số các hiện vật được tìm thấy có một chiếc rìu, một công cụ dùng để cắt và tạo hình gỗ; một chiếc búa gỗ; hai chiếc đục; một mô hình đúc bằng gỗ để làm gạch bùn; hai viên đá chứa các hình ô van của Nữ hoàng Hatshepsut, hình bầu dục có chữ tượng hình có thể đại diện cho tên của một người cai trị tại một thời điểm cụ thể. Ảnh: Metropolitan Museum of Art/Public Domain.

Trong số các hiện vật được tìm thấy có một chiếc rìu, một công cụ dùng để cắt và tạo hình gỗ; một chiếc búa gỗ; hai chiếc đục; một mô hình đúc bằng gỗ để làm gạch bùn; hai viên đá chứa các hình ô van của Nữ hoàng Hatshepsut, hình bầu dục có chữ tượng hình có thể đại diện cho tên của một người cai trị tại một thời điểm cụ thể. Ảnh: Metropolitan Museum of Art/Public Domain.

Trong một khám phá thú vị hơn, nhóm của ông Hawass đã phát hiện hơn 1.500 khối đá nhiều màu sắc từng là một phần của ngôi đền thung lũng Hatshepsut, nằm gần đền tang lễ của pharaoh Hatshepsut. Ngôi đền thung lũng được trang trí bằng nhiều cảnh khác nhau, bao gồm mô tả chi tiết cuộc sống quý tộc trong thời kỳ Vương triều thứ 18. Ảnh: egypttoursportal.

Trong một khám phá thú vị hơn, nhóm của ông Hawass đã phát hiện hơn 1.500 khối đá nhiều màu sắc từng là một phần của ngôi đền thung lũng Hatshepsut, nằm gần đền tang lễ của pharaoh Hatshepsut. Ngôi đền thung lũng được trang trí bằng nhiều cảnh khác nhau, bao gồm mô tả chi tiết cuộc sống quý tộc trong thời kỳ Vương triều thứ 18. Ảnh: egypttoursportal.

Vào thời cổ đại, ngôi đền tang lễ được gọi là Djeser Djeseru do Nữ hoàng Hatshepsut cho xây dựng tại Deir el-Bahari ở Luxor. Một số công cụ có khắc dòng chữ dành tặng cho "vị thần tốt lành Neb Maat Re, trong ngôi đền Djeser Djeseru, được Amun yêu mến". Ảnh: Mareandmare / Dreamstime.

Vào thời cổ đại, ngôi đền tang lễ được gọi là Djeser Djeseru do Nữ hoàng Hatshepsut cho xây dựng tại Deir el-Bahari ở Luxor. Một số công cụ có khắc dòng chữ dành tặng cho "vị thần tốt lành Neb Maat Re, trong ngôi đền Djeser Djeseru, được Amun yêu mến". Ảnh: Mareandmare / Dreamstime.

Amun là vị thần tối cao ở Thebes thời cổ đại (hiện là Luxor). Từ "Neb Maat Re" ám chỉ danh hiệu của thần mặt trờ Ra - vị thần được tôn kính nhất trong đền thờ Ai Cập cổ đại. Ảnh: redtea / Getty Images.

Amun là vị thần tối cao ở Thebes thời cổ đại (hiện là Luxor). Từ "Neb Maat Re" ám chỉ danh hiệu của thần mặt trờ Ra - vị thần được tôn kính nhất trong đền thờ Ai Cập cổ đại. Ảnh: redtea / Getty Images.

Hatshepsut ban đầu là vợ của pharaoh Thutmose II. Sau khi chồng bằng hà, con trai Thutmose II là Thutmose III kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên, Thutmose III chỉ 2 tuổi khi lên ngôi. Do đó, mẹ kế của Thutmose III là Nữ hoàng Hatshepsut đã đứng ra xử lý chuyện triều chính. Ảnh: amysmartgirls.

Hatshepsut ban đầu là vợ của pharaoh Thutmose II. Sau khi chồng bằng hà, con trai Thutmose II là Thutmose III kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên, Thutmose III chỉ 2 tuổi khi lên ngôi. Do đó, mẹ kế của Thutmose III là Nữ hoàng Hatshepsut đã đứng ra xử lý chuyện triều chính. Ảnh: amysmartgirls.

Hatshepsut trở thành pharaoh Ai Cập năm 1479 trước Công nguyên và trở thành pharaoh thứ 6 của Vương triều thứ 18. Sau khi bà qua đời, Thutmose III đã trưởng thành và cai trị đất nước với tư cách nhà cai trị duy nhất của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Miguel Cabezón/Shutterstock.

Hatshepsut trở thành pharaoh Ai Cập năm 1479 trước Công nguyên và trở thành pharaoh thứ 6 của Vương triều thứ 18. Sau khi bà qua đời, Thutmose III đã trưởng thành và cai trị đất nước với tư cách nhà cai trị duy nhất của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Miguel Cabezón/Shutterstock.

Nhóm của nhà khảo cổ Hawass đã tìm thấy bằng chứng cho thấy pharaoh Thutmose III đã khôi phục lại đền thờ của Hatshepsut sau khi bà qua đời. Điều này cho thấy mối quan hệ mẹ kế - con chồng của Hatshepsut với Thutmose III khá tốt đẹp. Ảnh: German Archaeological Institute.

Nhóm của nhà khảo cổ Hawass đã tìm thấy bằng chứng cho thấy pharaoh Thutmose III đã khôi phục lại đền thờ của Hatshepsut sau khi bà qua đời. Điều này cho thấy mối quan hệ mẹ kế - con chồng của Hatshepsut với Thutmose III khá tốt đẹp. Ảnh: German Archaeological Institute.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.

Tâm Anh (theo Ancient Origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tan-muc-kho-bau-khung-ben-trong-den-tho-nu-hoang-ai-cap-2073048.html