Loại thực phẩm quen mặt ngày Tết cực tốt cho tử cung, giúp ổn định đường huyết
Khi đi vào cơ thể, mộc nhĩ làm việc như một 'chất tẩy rửa'. Nó sẽ hấp thụ một phần lớn 'chất độc', giúp loại bỏ 'rác' trong cơ thể, giúp mắt sáng và bảo vệ sức khỏe tử cung của phụ nữ.
Mộc nhĩ - món ăn tốt cho tử cung, ổn định đường huyết
Loại thực phẩm mà chúng ta đang nhắc đến chính là mộc nhĩ. Vào ngày Tết, có thể thấy mộc nhĩ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn cổ truyền. Thường được dùng trong món canh miến, nem rán, giò mỡ... Nhưng ít ai biết, mộc nhĩ không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Còn trong y học hiện đại, mộc nhĩ chứa vitamin K, canxi, magie, vitamin E... Ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt, làm đẹp da.
Mộc nhĩ có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các hợp chất thực vật có lợi này giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể bạn, có liên quan đến chứng viêm và một loạt bệnh. Hơn nữa, mộc nhĩ thường chứa chất chống oxy hóa polyphenol mạnh mẽ. Chế độ ăn nhiều polyphenol có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim.
Khi đi vào cơ thể, mộc nhĩ làm việc như một "chất tẩy rửa". Nó sẽ hấp thụ một phần lớn "chất độc", giúp loại bỏ "rác" trong cơ thể, giúp mắt sáng và bảo vệ sức khỏe tử cung của phụ nữ.
Mộc nhĩ rất giàu cellulose và một loại collagen thực vật. Hai chất này có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón, giúp loại bỏ và đào thải kịp thời các chất độc hại trong ruột và cơ thể. Từ đó, nó thúc đẩy giảm cân.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn là thực phẩm giúp đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể, nó còn có thể kích thích tiết insulin, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu rất hiệu quả.
Những sai lầm không nên phạm phải khi dùng mộc nhĩ
1. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Bệnh viện Thanh Nhàn), mộc nhĩ nên ngâm bằng nước lạnh vì trong nhiệt độ thấp thực phẩm này sẽ nở dần ra, các loại nấm mốc, bụi bẩn sẽ tan trong nước và dễ cọ rửa. Ngược lại, không nên ngâm trong nước nóng vì mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước.
2. Ngâm mộc nhĩ quá lâu
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần. Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý.
Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
3. Ăn mộc nhĩ tươi
Bạn có biết vì sao các cửa hàng tạp hóa thường bán mộc nhĩ khô, thay vì tươi không? Lý do là vì mộc nhĩ tươi có chứa morpholine - một chất gây ngứa da, phù nề khi ăn. Khi được phơi khô, mộc nhĩ sẽ mất dần morpholine, vì vậy ăn mộc nhĩ khi đã phơi khô an toàn hơn.
4. Người đang bị tiêu chảy vẫn ăn mộc nhĩ
Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng... thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
5. Bà bầu vẫn ăn mộc nhĩ
Bà bầu không nên ăn mộc nhĩ. Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ vì vậy không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi.