Loạt vụ trẻ ngộ độc, nhập viện vì ăn quả hồng châu

Nhiều vụ ngộ độc ở trẻ em do ăn quả hồng châu đã xảy ra tại Việt Nam. Gần đây nhất là trường hợp 17 học sinh ở tỉnh Lào Cai phải nhập viện, trong đó có 1 trẻ tử vong, sau khi ăn loại quả này.

Mới đây, 17 học sinh tại xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã phải nhập viện do bị ngộ độc nghiêm trọng sau khi ăn quả hồng châu. Ảnh: Sở Y tế Lào Cai.

Mới đây, 17 học sinh tại xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã phải nhập viện do bị ngộ độc nghiêm trọng sau khi ăn quả hồng châu. Ảnh: Sở Y tế Lào Cai.

Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 4/10, bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ken, cho biết nhóm học sinh này cùng trú tại thôn Hát Tinh, gồm 7 em ở cấp THCS, 8 em cấp Tiểu học và 2 em ở lứa tuổi Mầm non. Ảnh: Baodantoc.

Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 4/10, bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ken, cho biết nhóm học sinh này cùng trú tại thôn Hát Tinh, gồm 7 em ở cấp THCS, 8 em cấp Tiểu học và 2 em ở lứa tuổi Mầm non. Ảnh: Baodantoc.

Trong tổng số 17 em đã ăn quả hồng châu, có 1 trẻ Tiểu học tử vong do gia đình đưa tới viện quá muộn. Ảnh: Baodantoc.

Trong tổng số 17 em đã ăn quả hồng châu, có 1 trẻ Tiểu học tử vong do gia đình đưa tới viện quá muộn. Ảnh: Baodantoc.

Trước đó, nhiều vụ trẻ ngộ độc do ăn quả hồng châu đã xảy ra. Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Hà Giang cho biết, vào ngày 7/8/2021, hai bé 11 tuổi và 9 tuổi ở thôn Lù Cao Ván, xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, đã tử vong sau khi ăn quả hồng châu. Ảnh: Phunuvietnam.

Trước đó, nhiều vụ trẻ ngộ độc do ăn quả hồng châu đã xảy ra. Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Hà Giang cho biết, vào ngày 7/8/2021, hai bé 11 tuổi và 9 tuổi ở thôn Lù Cao Ván, xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, đã tử vong sau khi ăn quả hồng châu. Ảnh: Phunuvietnam.

Cụ thể, ngày 7/8, hai bé Hầu Mí Sình, 11 tuổi và Hầu Mí Đình, 9 tuổi, khi đi lấy củi đã tự hái quả hồng châu trong rừng ăn. Sau đó, hai bé có biểu hiện đau đầu, hoa mắt,...Gia đình đã đưa vào Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Minh cấp cứu. Tuy nhiên, cháu Hầu Mí Đình do bệnh quá nặng đã tử vong tại bệnh viện. Cháu Hầu Mí Sình được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Hà Giang cũng không qua khỏi. Ảnh: Sở Y tế Hà Giang.

Cụ thể, ngày 7/8, hai bé Hầu Mí Sình, 11 tuổi và Hầu Mí Đình, 9 tuổi, khi đi lấy củi đã tự hái quả hồng châu trong rừng ăn. Sau đó, hai bé có biểu hiện đau đầu, hoa mắt,...Gia đình đã đưa vào Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Minh cấp cứu. Tuy nhiên, cháu Hầu Mí Đình do bệnh quá nặng đã tử vong tại bệnh viện. Cháu Hầu Mí Sình được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Hà Giang cũng không qua khỏi. Ảnh: Sở Y tế Hà Giang.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vào khoảng 14 giờ ngày 2/8/2021, 2 cháu Ly Thị Ch. 11 tuổi và Ly Thị M. 6 tuổi cùng trú tại thôn Khúa Lủng, xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn, rủ nhau ra nương ngô gần nhà hái quả hồng châu để ăn. Ảnh: Baohagiang.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vào khoảng 14 giờ ngày 2/8/2021, 2 cháu Ly Thị Ch. 11 tuổi và Ly Thị M. 6 tuổi cùng trú tại thôn Khúa Lủng, xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn, rủ nhau ra nương ngô gần nhà hái quả hồng châu để ăn. Ảnh: Baohagiang.

Đến khoảng 6 giờ ngày 3/8/2021, cháu M. xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, còn cháu Ch. có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Đến 14 giờ cùng ngày, cháu M. có dấu hiệu sưng hai mắt, nấc và không nói được nên gia đình vội đưa 2 cháu đưa đến Trạm y tế xã Tả Phìn khám và điều trị. Ảnh: VFA.

Đến khoảng 6 giờ ngày 3/8/2021, cháu M. xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, còn cháu Ch. có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Đến 14 giờ cùng ngày, cháu M. có dấu hiệu sưng hai mắt, nấc và không nói được nên gia đình vội đưa 2 cháu đưa đến Trạm y tế xã Tả Phìn khám và điều trị. Ảnh: VFA.

Tuy nhiên, lúc vào Trạm y tế, cháu M. không đo được mạch, nhiệt độ, huyết áp, tim ngừng đập, ngừng hô hấp, đồng tử giãn, được xác định đã tử vong.

Tuy nhiên, lúc vào Trạm y tế, cháu M. không đo được mạch, nhiệt độ, huyết áp, tim ngừng đập, ngừng hô hấp, đồng tử giãn, được xác định đã tử vong.

Được biết, trong khoảng thời gian từ ngày 25/7 đến 7/8/2021, 4 vụ ngộ độc do ăn quả hồng châu liên tiếp xảy ra tại Hà Giang, trong đó, huyện Mèo Vạc ghi nhận 2 vụ, huyện Đồng Văn một vụ và huyện Yên Minh một vụ, với 13 trường hợp ngộ độc (3 đã người tử vong). Ảnh: VFA.

Được biết, trong khoảng thời gian từ ngày 25/7 đến 7/8/2021, 4 vụ ngộ độc do ăn quả hồng châu liên tiếp xảy ra tại Hà Giang, trong đó, huyện Mèo Vạc ghi nhận 2 vụ, huyện Đồng Văn một vụ và huyện Yên Minh một vụ, với 13 trường hợp ngộ độc (3 đã người tử vong). Ảnh: VFA.

Vào vào tháng 7/2019, vụ ngộ độc ở trẻ em tại thôn Há Súng, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, khiến 1 cháu tử vong. Cũng tại tỉnh Hà Giang, vào ngày 2/8/2014, 3 người bị ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong, do ăn quả hồng châu.

Vào vào tháng 7/2019, vụ ngộ độc ở trẻ em tại thôn Há Súng, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, khiến 1 cháu tử vong. Cũng tại tỉnh Hà Giang, vào ngày 2/8/2014, 3 người bị ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong, do ăn quả hồng châu.

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang cho biết, cây hồng châu có tên khoa học (Capparis versicolor Griff), họ Màn màn (Capparaceae). Tên gọi theo địa phương khác là cây rom, cây mề gà, cây khua mật, cây móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)...Ảnh: CAND.

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang cho biết, cây hồng châu có tên khoa học (Capparis versicolor Griff), họ Màn màn (Capparaceae). Tên gọi theo địa phương khác là cây rom, cây mề gà, cây khua mật, cây móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)...Ảnh: CAND.

Quả hồng châu tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bên trong có lớp vỏ màu hồng, mỗi quả có từ 4-6 hạt. Ảnh: Healthplus.

Quả hồng châu tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bên trong có lớp vỏ màu hồng, mỗi quả có từ 4-6 hạt. Ảnh: Healthplus.

Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Ảnh: ANTĐ.

Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Ảnh: ANTĐ.

Để chủ động phòng chống ngộ độc quả rừng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang đã khuyến cáo bà con các dân tộc thiểu số, học sinh tuyệt đối không ăn quả hồng châu và các loài quả dại khác, kể cả chỉ ăn thử một lần, để phòng ngừa ngộ độc dẫn đến tử vong đáng tiếc xảy ra. Ảnh: Hagiangtv.

Để chủ động phòng chống ngộ độc quả rừng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang đã khuyến cáo bà con các dân tộc thiểu số, học sinh tuyệt đối không ăn quả hồng châu và các loài quả dại khác, kể cả chỉ ăn thử một lần, để phòng ngừa ngộ độc dẫn đến tử vong đáng tiếc xảy ra. Ảnh: Hagiangtv.

Mời độc giả xem thêm video hồi tháng 1/2021: 82 người tại phú yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)

An An (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/loat-vu-tre-ngo-doc-nhap-vien-vi-an-qua-hong-chau-1603163.html