Lời khuyên từ các bác sĩ đã bị ung thư: Tư tưởng không tốt là 'thủ phạm' gây ung thư số 1
Dưới đây là kinh nghiệm vượt qua ung thư của 3 vị bác sĩ đã từng bị ung thư chia sẻ với mọi người, giúp mọi người biết cách phòng tránh bệnh.
Bác sĩ có thể điều trị bệnh và cứu người, nhưng bác sĩ cũng giống như người bình thường, họ cũng bị bệnh. Dưới đây là kinh nghiệm vượt qua ung thư của 3 vị bác sĩ đã từng bị ung thư chia sẻ với mọi người, giúp mọi người biết cách phòng tránh bệnh.
1. Bác sĩ bị ung thư phổi: Đừng căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài
Bác sĩ Từ Lâm Hữu, Phó Khoa phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện nhân dân thành phố Hoàng Sơn. Năm 2011, bác sĩ Từ bị chẩn đoán "mắc ung thư phổi di căn lên não", khi đó bác sĩ được phán đoán "khó sống qua 100 ngày". Tuy nhiên đến nay ông sống vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, bác sĩ Từ đã chia sẽ hành trình chưa bệnh của mình trên chương trình "Health talk".
Khám cho bệnh nhân ung thư phổi hơn 20 năm, thực hiện vô số các ca phẫu thuật ung thư phổi. Vạn lần không thể ngờ rằng, bản thân mình cũng có ngày mắc bệnh ung thư phổi. Sau khi chẩn đoán được vài ngày, tôi không ngừng đặt ra câu hỏi: "Là một bác sĩ chữa ung thư phổi, tại sao tôi cũng mắc bệnh này". Mặc dù tôi có hút thuốc, có uống rượu nhưng rất ít, mà bệnh ung thư biểu mô phổi tế bào không nhỏ của tôi không có liên quan trực tiếp đến hút thuốc và uống rượu. Thành phố Hoàng Sơn nơi tôi sống nằm ở khu vực miền núi phía nam An Huy. Không khí trong lành và không có ô nhiễm nghiêm trọng...
Trong khi suy nghĩ, tôi nhớ lại 10 tháng trước khi bị bệnh, tôi đã trải qua 26 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trong vòng 1 tháng, trong đó có 3 trường hợp xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Tôi mỗi ngày đều phải đến trước giờ đi làm, về nhà sau 12 giờ đêm, bụng đói, nhưng cũng không muốn ăn, ăn đơn giản vài miếng rồi ngủ gật. Sau khi tắm rửa, tôi nằm trên giường và không thể ngủ được. Tình trạng này kéo dài gần một tháng.
Lời khuyên:
- Thời gian dài không được căng thằng mệt mỏi: Sau khi suy nghĩ, tôi cho rằng lý do chính khiến tôi bị ung thư phổi là vì áp lực công việc quá lớn và mệt mỏi trong thời gian dài, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và nghỉ ngơi.
- Không hút thuốc và uống rượu và ăn tối ít hơn
Trước khi tôi bị ốm, tôi hút thuốc, uống rượu, ăn đêm. Sau khi bị bệnh, tôi nhanh chóng bỏ thuốc lá, bình thường ăn nhiều rau và ngô. Tôi hiếm khi ăn đêm, cũng không ăn bên ngoài, thời gian lớn tôi ngồi yên tĩnh đọc sách y tế, rảnh thì đi bộ cùng vợ và con gái.
2. Bác sĩ bị ung thư hạch: Thời gian dài phiền muộn, buồn bực thực sự sẽ bị ung thư
Bác sĩ Dương Dục Chính, chuyên gia điều trị bệnh ung thư phụ khoa, bác sĩ sản khoa nổi tiếng, Viện trưởng Bệnh viện tưởng niệm MacKay Đài Loan.
Dương Dục Chính kể câu chuyện của mình: Đầu năm 2012, ngay sau khi tôi đảm nhiệm vị trí trưởng Bệnh viện chưa đầy 3 tháng, tôi phát hiện lợi có cảm giác tê bất thường, ăn, đánh răng hoặc dùng tay tiếp xúc vào đều có cảm giác không nhạy bén, không thật.
Một tháng sau, phát triển thành đau dây thần kinh sinh ba, má bên phải bị co giật và nguồn đau rõ ràng là ở điểm thoát dây thần kinh sinh ba dưới mí mắt. Đầu tiên tôi yêu cầu nha sĩ giúp chẩn đoán, nhưng vì vấn đề không nằm ở miệng, nha sĩ đề nghị tôi đi khám bác sĩ tai mũi họng. Lần thứ hai, sau khi tôi chuyển đến khoa Tai mũi họng, tôi đã đánh giá sơ bộ rằng đó là chứng đau dây thần kinh sinh ba. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm virus, vì vậy trước tiên tôi đã kê đơn thuốc giảm đau cho tôi và sau đó quan sát thêm.
Khoảng 1 tháng sau nữa, có một ngày khi tham gia bữa tiệc, tôi cảm thấy khó chịu, vì sau tai tôi đột nhiên phát hiện khối cục phình to như quả trứng chim cút. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Sau đó, tôi đã sắp xếp đi kiểm tra chi tiết. Kết quả là có một khối u trong xoang cạnh mũi 5 - 6 cm, nó gây ra chứng đau dây thần kinh sinh ba. Báo cáo sinh thiết xuất hiện vào ngày hôm sau, chứng minh rằng tôi bị ung thư hạch (u lympho tế bào B).
Lời khuyên:
- Trầm cảm lâu dài sẽ bị ung thư
Trong những ngày bị bệnh tôi đã hồi tưởng lại những "chấn thương" về tư tưởng trong những năm trước khi bị bệnh đã khiến tôi vô cùng chán nản, đó là thủ phạm gây nên căn bệnh của tôi. Các nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng buồn phiền, lo âu ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Kiên trì tập luyện
Tập thể dục không chỉ để tăng cường sự trao đổi chất và sức mạnh thể chất của bạn, mà còn để làm mới bản thân mỗi ngày. Ra ngoài tập thể dục với tâm trạng tốt, cũng đem lại niềm vui cho những người xung quanh.
Tập thể dục không chỉ để tăng cường sự trao đổi chất và sức mạnh thể chất của bạn, mà còn để làm mới bản thân mỗi ngày.
3. Bác sĩ bị ung thư vú: Không làm việc quá sức, có bệnh hãy tin tưởng bác sĩ
Bác sĩ khỏi ung thư sau khi bị ung thư vú khuyên: hãy luôn tự kiểm tra vú! Vào tháng 6 năm 2016, một phóng viên của Thời báo Sức khỏe đã phỏng vấn Trương Linh, một bác sĩ ung thư bị ung thư vú vài năm trước và hiện đã trở lại vị trí của bác sĩ.
Một ngày cách đây vài năm, cô cảm thấy một khối u nhỏ ở vú, sau khi kiểm tra chẩn đoán, rất nhanh cô làm phẫu thuật. Ca phẫu thuật thuận lợi, nhưng kết kết quả là một tin xấu, mặc dù nó là khối u nhỏ, nhưng là khối u ác tính, và đã ở giai đoạn thứ 2, tiếp theo phải làm hóa trị và xạ trị.
Lời khuyên:
- Kiên trì tự kiểm tra vú: Ung thư vú của tôi đã phát hiện do tự kiểm tra. Do đó, chị em phụ nữ nên tự kiểm tra vú hàng ngày, nếu phát hiện khối u nhỏ cần phải đi khám, chần đoán sớm sẽ được điều trị sớm và khả năng hồi phục cao.
- Không làm việc quá sức: Thời trẻ tôi làm việc cả ngày lẫn đêm để cứu bệnh nhân, dẫn đến cơ thể kiệt sức và thời gian nghỉ ngơi không nhiều. Có thể khi lớn tuổi hơn, tôi dần nhận tháy sức khỏe của mình suy yếu trầm trọng. Hơn 30 tuổi tôi bắt đầu mất ngủ, ngủ không ngon, chỉ cần bước chân nhẹ đến gần của cũng khiến tôi tỉnh giấc. Do đó nói rằng: Khi bạn thức dậy và cảm thấy mệt mỏi, tức là bạn đã làm việc quá sức.
- Có bệnh hãy tin tưởng bác sĩ: Bác sĩ Trương Linh nói rằng toàn bộ quá trình điều trị của cô không khác gì so với bệnh nhân ung thư thông thường. Cô nói thẳng thắn: "Tôi chưa bao giờ nghi ngờ mọi quyết định mà bác sĩ đưa ra cho tôi." Vì điều này, từ khi phát hiện ra khối u cho đến khi hoàn thành điều trị, Trương Linh đã trở lại làm việc và toàn bộ quá trình chỉ mất khoảng một năm.
Theo Helino