Lòng yêu nước

Tất cả các sách giáo khoa, các sách dạy về Đạo đức, Luân lý, các sách giáo dục công dân, các sách dạy làm người trên toàn thế giới đều đưa mục 'Lòng yêu nước' lên hàng đầu, là chương thứ nhất, là nội dung chủ yếu nhất, quan trọng nhất của mọi cuốn sách. Vì sao như thế? Bởi vì 'Lòng yêu nước' cùng với 'Tình gia đình' là hai sức mạnh cơ bản của mỗi con người đang tồn tại trên trái đất này. Vì thế, trong các loại Từ điển 'Tinh hoa Tư tưởng nhân loại' ta rất dễ tìm thấy các danh ngôn về lòng yêu nước rất đáng quý này vì nó cô đọng và rất dễ hiểu, dễ nhớ.

Nhà triết học Francis Bacon (1561 – 1626) đã có một danh ngôn mang tính chìa khóa, rất cơ bản, rất hợp quy luật tự nhiên, đó là: “Lòng yêu nước phải sinh ra từ tình gia đình”. Đây là một logic quan trọng trong mọi tư duy đúng đắn và hợp lý của con người. Có hai điều mà bất kỳ ai cũng không có quyền lựa chọn. Thứ nhất là không thể lựa chọn bố mẹ đã sinh ra mình. Thứ hai là không thể lựa chọn quê hương, đất nước là nơi đã chôn rau cắt rốn của mình. Nói ngắn gọn như thế để hiểu rằng lời dạy của Francis Bacon chỉ là sự nhắc nhở đến một quy luật bất biến, đó là mối liên quan máu thịt của cha mẹ và quê hương đất nước.

Bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, con người cố gắng để trở thành công dân toàn cầu với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, của tự động hóa, của robot ở thế hệ siêu đẳng, từ đó người ta tưởng là có thể có một thế giới chung cho tất cả mọi người. Sự thật không phải như vậy. Từ niềm kiêu hãnh của từng nhà khoa học khi được trao giải thưởng Nobel đến việc vinh danh một cầu thủ bóng đá xuất sắc họ đều lấy làm vẻ vang hãnh diện đứng dưới lá cờ của Tổ quốc mình, họ ngẩng cao đầu trước bài quốc ca thiêng liêng của đất nước mình. Ai cũng có niềm tự hào dân tộc, vì ai ai cũng mang nặng trong trái tim mình một tình yêu đất nước đã được ấp ủ và hình thành từ lúc còn thơ bé nằm trong vòng tay mẹ.

Triết gia Francis Coppeé (1842 – 1908) đã nói rất đúng: “Tình yêu Tổ quốc. Người sống trong tất cả các con tim”. Việt Nam ta có một bài thơ rất nổi tiếng để khẳng định Mẹ và Tổ quốc là một, là máu thịt không thể tách rời được, đó là: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Chao ôi, thật không có thể có điều gì cao quý hơn, thiêng liêng hơn là “Lòng yêu nước”, là tình yêu quê hương đất nước, nơi đã sinh ra và nuôi nấng ta khôn lớn, trưởng thành.

Vinh dự, tự hào và hãnh diện biết bao nhiêu khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và tung bay trước gió trong các buổi lễ trao giải thưởng học sinh giỏi quốc tế về Toán, Lý, Hóa ... ở châu Âu, ở Bắc Mỹ. Trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế, các cầu thủ Việt Nam hát vang bài “Tiến quân ca” với nét mặt trang nghiêm, để tay lên ngực trái, lòng đầy tự hào và khát khao mang thắng lợi, mang vinh quang về cho quê hương đất nước mình.

Triết gia Julien Benda (1867 – 1956) đã nói rất đúng: “Lòng yêu nước ngày nay là sự xác định của một tâm hồn”. Cần nhắc lại lời dạy của Benda là “sự xác định của một tâm hồn”. Đây là một chọn lựa và là một sự phấn đấu, quyết tâm rất gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh, kiên nhẫn và có nhiều thử thách. Ở một tầm cao hơn, lòng yêu nước đòi hỏi mỗi người công dân gánh trách nhiệm càng cao, càng phải hy sinh, phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp và gian khó.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giải phóng đất nước ở thế kỷ XX có biết bao nhiêu người con anh dũng đã hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp yêu nước cao cả, quyết tâm giành bằng được độc lập, tự do cho nhân dân, cho quê hương, đất nước. Biết bao anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh xuất thân từ nông dân, công nhân, các vị tu hành, các trí thức yêu nước và các thành phần xã hội khác. Từ các thành phần xuất thân khác nhau nhưng lòng yêu nước đã kết dính tất cả các người con ưu tú đó, đứng trong hàng ngũ tiên phong, giành độc lập, thống nhất, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp, vững mạnh như ngày hôm nay.

Thế kỷ trước, nhà thơ Giang Nam đã để lại cho chúng ta một tuyệt phẩm về tình yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu quê hương, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước qua đoạn thơ bất hủ như sau: “Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm/ Có những ngày trốn học bị đòn roi.../ Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi” (Trích từ bài thơ “Quê hương” của Giang Nam).

Còn nhà thơ Cao trong tác phẩm “Núi đôi” cũng có một đoạn kết nói về lòng yêu nước hết sức gắn bó máu thịt của tình quân dân bền vững, đó là: “Anh đi bộ đội, sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em mãi là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm ngát cánh hoa tươi”. Chao ôi, những vần thơ nhỏ bé, êm đềm nhưng đã gây bao xúc động, bao thương nhớ cho nhiều thế hệ người Việt Nam ta trong những cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước.

Triết gia người Ý, ông Silvio Pellico (1789 – 1854) đã cụ thể hóa, khái quát hóa lòng yêu nước chân chính qua câu danh ngôn sau đây: “Chỉ người nào hiểu rõ và yêu quý các bổn phận của mình và tự mình buộc mình phải làm cho trọn vẹn các bổn phận ấy đối với đất nước mới được goi là người có lòng yêu nước chân chính”. Lời dặn dò của Silvio Pellico có từ gần 200 năm nay nhưng lúc nào cũng có giá trị giáo dục rất cụ thể và thiết thực. Có thể viết thành công thức ngắn gọn là:

Lòng yêu nước = Buộc mình làm trọn bổn phận đối với đất nước.

Có tác giả đã phân tích rõ thêm như sau: Bổn phận của người công dân thì tùy theo lứa tuổi, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo công việc được giao mà mỗi người có một bổn phận khác nhau: Em học sinh phổ thông, người sinh viên đại học, người công nhân, người nông dân, người kỹ sư... mỗi người có một công việc, một bổn phận đối với xã hội, đối với cộng đồng. Làm tròn bổn phận mới là điều khó, điều đáng nói. Có như thế mới thật sự có lòng yêu nước cụ thể và có kết quả, có sản phẩm, chứ không phải nói xuông hay “Lời nói không đi đôi với việc làm”.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, đã có biết bao nhà trí thức Việt kiều trong tất cả các ngành từ kỹ sư chế tạo vũ khí, kỹ sư cầu đường, các giáo sư về Y khoa, các nhà quản lý sản xuất ... đã từ bỏ vinh hoa phú quý ở châu Âu, châu Mỹ về nước tham gia cuộc kháng chiến gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có biết bao nhà trí thức, thanh niên, sinh viên, các nhà tu hành đã hiến thân mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước để có được ngày Thống nhất toàn vẹn non sông năm 1975. Cái động lực, cái sức mạnh của lòng yêu nước là một cơ sở vật chất có thật, một năng lượng tinh thần có thật đã đưa dân tộc ta đến bến bờ vinh quang hôm nay.

Nhà triết học người Đức, ông Raoul Wagner (1813 – 1980) đã gợi ý cho chúng ta nội dung về “Lòng yêu nước” trong cuộc sống hòa bình, xây dựng đất nước một cách rất cụ thể như sau: “Lòng yêu nước buộc ta phải tôn trọng trật tự công cộng, luật pháp và những định chế quốc gia. Đồng thời, nó cũng giáo dục cho chúng ta đối với đồng bào mình phải giữ trọn lòng nhân hậu, không nên phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng hay tôn giáo”. Lời dạy của Raoul Wagner tuy mới ở thế kỷ trước nhưng quả thật nó có một giá trị lâu dài và mãi mãi cho một Lòng yêu nước chân chính và cụ thể.

Trở về với đời sống bình thường hàng ngày, mỗi người công dân cũng đang thể hiện lòng yêu nước ở các mức độ khác nhau. Một lớp học bình an, các em học sinh khỏe mạnh, học giỏi, thầy cô giáo tận tụy giảng dạy. Cứu được nhiều người bệnh thoát khỏi bệnh tật, thoát khỏi cái chết của các điều dưỡng, bác sĩ, kỹ thuật viên y học ... ở các bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Người nông dân tích cực sản xuất, năm nào cũng có nhiều gạo, cà phê, hoa quả, thịt, cá xuất khẩu, mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, thu về cho đất nước hàng chục tỷ đô la Mỹ. Tất cả những điều đó là kết quả của lòng yêu nước.

Chỉ lấy một vài ví dụ vừa nêu, chúng ta đều rất vui mừng vì “Lòng yêu nước” là một tình cảm có thật, dễ làm, dễ thực hiện, miễn là ta xác định được đúng đắn về cảm xúc của tình yêu cao quý và thiêng liêng này.

Nên nhớ mãi câu danh ngôn sau đây của Nathan Hale (1756 – 1796): “Tôi chỉ tiếc rằng tôi chỉ có một cuộc đời thôi để dâng hiến cho Tổ quốc” !

Lòng yêu nước

TRẦN HỮU THĂNG

Tất cả các sách giáo khoa, các sách dạy về Đạo đức, Luân lý, các sách giáo dục công dân, các sách dạy làm người trên toàn thế giới đều đưa mục “Lòng yêu nước” lên hàng đầu, là chương thứ nhất, là nội dung chủ yếu nhất, quan trọng nhất của mọi cuốn sách. Vì sao như thế? Bởi vì “Lòng yêu nước” cùng với “Tình gia đình” là hai sức mạnh cơ bản của mỗi con người đang tồn tại trên trái đất này. Vì thế, trong các loại Từ điển “Tinh hoa Tư tưởng nhân loại” ta rất dễ tìm thấy các danh ngôn về lòng yêu nước rất đáng quý này vì nó cô đọng và rất dễ hiểu, dễ nhớ.

Nhà triết học Francis Bacon (1561 – 1626) đã có một danh ngôn mang tính chìa khóa, rất cơ bản, rất hợp quy luật tự nhiên, đó là: “Lòng yêu nước phải sinh ra từ tình gia đình”. Đây là một logic quan trọng trong mọi tư duy đúng đắn và hợp lý của con người. Có hai điều mà bất kỳ ai cũng không có quyền lựa chọn. Thứ nhất là không thể lựa chọn bố mẹ đã sinh ra mình. Thứ hai là không thể lựa chọn quê hương, đất nước là nơi đã chôn rau cắt rốn của mình. Nói ngắn gọn như thế để hiểu rằng lời dạy của Francis Bacon chỉ là sự nhắc nhở đến một quy luật bất biến, đó là mối liên quan máu thịt của cha mẹ và quê hương đất nước.

Bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, con người cố gắng để trở thành công dân toàn cầu với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, của tự động hóa, của robot ở thế hệ siêu đẳng, từ đó người ta tưởng là có thể có một thế giới chung cho tất cả mọi người. Sự thật không phải như vậy. Từ niềm kiêu hãnh của từng nhà khoa học khi được trao giải thưởng Nobel đến việc vinh danh một cầu thủ bóng đá xuất sắc họ đều lấy làm vẻ vang hãnh diện đứng dưới lá cờ của Tổ quốc mình, họ ngẩng cao đầu trước bài quốc ca thiêng liêng của đất nước mình. Ai cũng có niềm tự hào dân tộc, vì ai ai cũng mang nặng trong trái tim mình một tình yêu đất nước đã được ấp ủ và hình thành từ lúc còn thơ bé nằm trong vòng tay mẹ.

Triết gia Francis Coppeé (1842 – 1908) đã nói rất đúng: “Tình yêu Tổ quốc. Người sống trong tất cả các con tim”. Việt Nam ta có một bài thơ rất nổi tiếng để khẳng định Mẹ và Tổ quốc là một, là máu thịt không thể tách rời được, đó là: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Chao ôi, thật không có thể có điều gì cao quý hơn, thiêng liêng hơn là “Lòng yêu nước”, là tình yêu quê hương đất nước, nơi đã sinh ra và nuôi nấng ta khôn lớn, trưởng thành.

Vinh dự, tự hào và hãnh diện biết bao nhiêu khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và tung bay trước gió trong các buổi lễ trao giải thưởng học sinh giỏi quốc tế về Toán, Lý, Hóa ... ở châu Âu, ở Bắc Mỹ. Trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế, các cầu thủ Việt Nam hát vang bài “Tiến quân ca” với nét mặt trang nghiêm, để tay lên ngực trái, lòng đầy tự hào và khát khao mang thắng lợi, mang vinh quang về cho quê hương đất nước mình.

Triết gia Julien Benda (1867 – 1956) đã nói rất đúng: “Lòng yêu nước ngày nay là sự xác định của một tâm hồn”. Cần nhắc lại lời dạy của Benda là “sự xác định của một tâm hồn”. Đây là một chọn lựa và là một sự phấn đấu, quyết tâm rất gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh, kiên nhẫn và có nhiều thử thách. Ở một tầm cao hơn, lòng yêu nước đòi hỏi mỗi người công dân gánh trách nhiệm càng cao, càng phải hy sinh, phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp và gian khó.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giải phóng đất nước ở thế kỷ XX có biết bao nhiêu người con anh dũng đã hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp yêu nước cao cả, quyết tâm giành bằng được độc lập, tự do cho nhân dân, cho quê hương, đất nước. Biết bao anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh xuất thân từ nông dân, công nhân, các vị tu hành, các trí thức yêu nước và các thành phần xã hội khác. Từ các thành phần xuất thân khác nhau nhưng lòng yêu nước đã kết dính tất cả các người con ưu tú đó, đứng trong hàng ngũ tiên phong, giành độc lập, thống nhất, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp, vững mạnh như ngày hôm nay.

Thế kỷ trước, nhà thơ Giang Nam đã để lại cho chúng ta một tuyệt phẩm về tình yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu quê hương, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước qua đoạn thơ bất hủ như sau: “Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm/ Có những ngày trốn học bị đòn roi.../ Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi” (Trích từ bài thơ “Quê hương” của Giang Nam).

Còn nhà thơ Vũ Cao trong tác phẩm “Núi đôi” cũng có một đoạn kết nói về lòng yêu nước hết sức gắn bó máu thịt của tình quân dân bền vững, đó là: “Anh đi bộ đội, sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em mãi là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm ngát cánh hoa tươi”. Chao ôi, những vần thơ nhỏ bé, êm đềm nhưng đã gây bao xúc động, bao thương nhớ cho nhiều thế hệ người Việt Nam ta trong những cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước.

Triết gia người Ý, ông Silvio Pellico (1789 – 1854) đã cụ thể hóa, khái quát hóa lòng yêu nước chân chính qua câu danh ngôn sau đây: “Chỉ người nào hiểu rõ và yêu quý các bổn phận của mình và tự mình buộc mình phải làm cho trọn vẹn các bổn phận ấy đối với đất nước mới được goi là người có lòng yêu nước chân chính”. Lời dặn dò của Silvio Pellico có từ gần 200 năm nay nhưng lúc nào cũng có giá trị giáo dục rất cụ thể và thiết thực. Có thể viết thành công thức ngắn gọn là:

Lòng yêu nước = Buộc mình làm trọn bổn phận đối với đất nước.

Có tác giả đã phân tích rõ thêm như sau: Bổn phận của người công dân thì tùy theo lứa tuổi, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo công việc được giao mà mỗi người có một bổn phận khác nhau: Em học sinh phổ thông, người sinh viên đại học, người công nhân, người nông dân, người kỹ sư... mỗi người có một công việc, một bổn phận đối với xã hội, đối với cộng đồng. Làm tròn bổn phận mới là điều khó, điều đáng nói. Có như thế mới thật sự có lòng yêu nước cụ thể và có kết quả, có sản phẩm, chứ không phải nói xuông hay “Lời nói không đi đôi với việc làm”.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, đã có biết bao nhà trí thức Việt kiều trong tất cả các ngành từ kỹ sư chế tạo vũ khí, kỹ sư cầu đường, các giáo sư về Y khoa, các nhà quản lý sản xuất ... đã từ bỏ vinh hoa phú quý ở châu Âu, châu Mỹ về nước tham gia cuộc kháng chiến gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có biết bao nhà trí thức, thanh niên, sinh viên, các nhà tu hành đã hiến thân mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước để có được ngày Thống nhất toàn vẹn non sông năm 1975. Cái động lực, cái sức mạnh của lòng yêu nước là một cơ sở vật chất có thật, một năng lượng tinh thần có thật đã đưa dân tộc ta đến bến bờ vinh quang hôm nay.

Nhà triết học người Đức, ông Raoul Wagner (1813 – 1980) đã gợi ý cho chúng ta nội dung về “Lòng yêu nước” trong cuộc sống hòa bình, xây dựng đất nước một cách rất cụ thể như sau: “Lòng yêu nước buộc ta phải tôn trọng trật tự công cộng, luật pháp và những định chế quốc gia. Đồng thời, nó cũng giáo dục cho chúng ta đối với đồng bào mình phải giữ trọn lòng nhân hậu, không nên phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng hay tôn giáo”. Lời dạy của Raoul Wagner tuy mới ở thế kỷ trước nhưng quả thật nó có một giá trị lâu dài và mãi mãi cho một Lòng yêu nước chân chính và cụ thể.

Trở về với đời sống bình thường hàng ngày, mỗi người công dân cũng đang thể hiện lòng yêu nước ở các mức độ khác nhau. Một lớp học bình an, các em học sinh khỏe mạnh, học giỏi, thầy cô giáo tận tụy giảng dạy. Cứu được nhiều người bệnh thoát khỏi bệnh tật, thoát khỏi cái chết của các điều dưỡng, bác sĩ, kỹ thuật viên y học ... ở các bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Người nông dân tích cực sản xuất, năm nào cũng có nhiều gạo, cà phê, hoa quả, thịt, cá xuất khẩu, mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, thu về cho đất nước hàng chục tỷ đô la Mỹ. Tất cả những điều đó là kết quả của lòng yêu nước.

Chỉ lấy một vài ví dụ vừa nêu, chúng ta đều rất vui mừng vì “Lòng yêu nước” là một tình cảm có thật, dễ làm, dễ thực hiện, miễn là ta xác định được đúng đắn về cảm xúc của tình yêu cao quý và thiêng liêng này.

Nên nhớ mãi câu danh ngôn sau đây của Nathan Hale (1756 – 1796): “Tôi chỉ tiếc rằng tôi chỉ có một cuộc đời thôi để dâng hiến cho Tổ quốc” !

TRẦN HỮU THĂNG

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/long-yeu-nuoc-10288951.html