Lớp học AI, chuyển đổi số cho người già thời 4.0: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Điểm đặc biệt của lớp học công nghệ do thầy Đinh Ngọc Sơn tổ chức là cách thiết kế bài giảng đơn giản, dễ hiểu, bám sát nhu cầu thực tế của người cao tuổi.

Khi phong trào chuyển đổi số ngày càng lan rộng và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Trước thực tế đó, thầy Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 (phường Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã âm thầm bắt tay vào một dự án đặc biệt: mở lớp học miễn phí dạy người cao tuổi tiếp cận công nghệ, sử dụng AI và các ứng dụng chuyển đổi số. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi phong trào chuyển đổi số ngày càng lan rộng và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Trước thực tế đó, thầy Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 (phường Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã âm thầm bắt tay vào một dự án đặc biệt: mở lớp học miễn phí dạy người cao tuổi tiếp cận công nghệ, sử dụng AI và các ứng dụng chuyển đổi số. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Công nghệ phát triển từng ngày, nhưng tôi thấy người cao tuổi dường như bị bỏ lại phía sau," thầy Sơn chia sẻ. Với kinh nghiệm sư phạm và sự nhạy bén với thời cuộc, ông nhận ra rằng điều người già thiếu không phải là khả năng tiếp thu, mà là cơ hội được hướng dẫn một cách phù hợp. Xuất phát từ đó, vào tháng 3/2025, ông chính thức triển khai dự án mở lớp học công nghệ cho người cao tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Công nghệ phát triển từng ngày, nhưng tôi thấy người cao tuổi dường như bị bỏ lại phía sau," thầy Sơn chia sẻ. Với kinh nghiệm sư phạm và sự nhạy bén với thời cuộc, ông nhận ra rằng điều người già thiếu không phải là khả năng tiếp thu, mà là cơ hội được hướng dẫn một cách phù hợp. Xuất phát từ đó, vào tháng 3/2025, ông chính thức triển khai dự án mở lớp học công nghệ cho người cao tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Căn phòng học chỉ rộng vài chục mét vuông nhưng luôn kín chỗ. Mỗi lớp khoảng 15-20 học viên, chia thành 3 lớp học liên tiếp. Người học chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Căn phòng học chỉ rộng vài chục mét vuông nhưng luôn kín chỗ. Mỗi lớp khoảng 15-20 học viên, chia thành 3 lớp học liên tiếp. Người học chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ những buổi đầu còn ít học viên, đến nay, thầy Sơn đã tổ chức được 10 lớp học, mỗi lớp kéo dài 3 buổi, hỗ trợ hơn 100 người cao tuổi làm quen với công nghệ mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ những buổi đầu còn ít học viên, đến nay, thầy Sơn đã tổ chức được 10 lớp học, mỗi lớp kéo dài 3 buổi, hỗ trợ hơn 100 người cao tuổi làm quen với công nghệ mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Điều đặc biệt là toàn bộ chi phí lớp học, từ phòng ốc đến tài liệu, đều do chính ông tự bỏ tiền túi đầu tư, hoàn toàn miễn phí cho học viên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Điều đặc biệt là toàn bộ chi phí lớp học, từ phòng ốc đến tài liệu, đều do chính ông tự bỏ tiền túi đầu tư, hoàn toàn miễn phí cho học viên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dù đã bước sang tuổi hơn 60, thầy Sơn vẫn luôn giữ tư duy học tập liên tục. Ông không ngừng cập nhật công nghệ, nghiên cứu AI và các nền tảng chuyển đổi số để vừa tự ứng dụng, vừa làm tài liệu giảng dạy cho người khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dù đã bước sang tuổi hơn 60, thầy Sơn vẫn luôn giữ tư duy học tập liên tục. Ông không ngừng cập nhật công nghệ, nghiên cứu AI và các nền tảng chuyển đổi số để vừa tự ứng dụng, vừa làm tài liệu giảng dạy cho người khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Tuổi già đến nếu mình không học sẽ chậm từ tư duy đến hành động," ông nói. Chính trải nghiệm tự học công nghệ ở tuổi lục tuần đã trở thành ngọn lửa truyền cảm hứng giúp ông kết nối được với học viên cùng độ tuổi. "Người già sợ dùng công nghệ, sợ bị lừa đảo, sợ ấn nhầm. Nhưng khi tôi học được, tôi dạy lại và chứng minh cho họ thấy rằng: học công nghệ không có tuổi." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Tuổi già đến nếu mình không học sẽ chậm từ tư duy đến hành động," ông nói. Chính trải nghiệm tự học công nghệ ở tuổi lục tuần đã trở thành ngọn lửa truyền cảm hứng giúp ông kết nối được với học viên cùng độ tuổi. "Người già sợ dùng công nghệ, sợ bị lừa đảo, sợ ấn nhầm. Nhưng khi tôi học được, tôi dạy lại và chứng minh cho họ thấy rằng: học công nghệ không có tuổi." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lớp học của thầy Sơn có đủ thành phần: học viên cao tuổi nhất 85 tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60. Những người tưởng như đã "gác lại" việc học nay háo hức cầm điện thoại thông minh, tập làm quen với giao diện ứng dụng, học cách bảo mật thông tin cá nhân, và đặc biệt là hiểu được lợi ích của các nền tảng AI và chuyển đổi số trong đời sống hằng ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lớp học của thầy Sơn có đủ thành phần: học viên cao tuổi nhất 85 tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60. Những người tưởng như đã "gác lại" việc học nay háo hức cầm điện thoại thông minh, tập làm quen với giao diện ứng dụng, học cách bảo mật thông tin cá nhân, và đặc biệt là hiểu được lợi ích của các nền tảng AI và chuyển đổi số trong đời sống hằng ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một nội dung đặc biệt được thầy Sơn đưa vào giảng dạy là kỹ năng phòng chống lừa đảo qua không gian mạng - mối đe dọa mà người cao tuổi dễ bị tổn thương nhất. Với lối giảng giải gần gũi, dễ hiểu, ông giúp học viên hiểu rõ cách kẻ xấu lợi dụng lòng tham hoặc nỗi sợ để lừa đảo, từ các chiêu trò “trúng thưởng”, “nhận quà miễn phí”, cho đến giả danh công an đòi thông tin cá nhân.“Người cao tuổi là nhóm rất dễ bị tổn thương trên không gian mạng nếu không được trang bị kiến thức. Chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh, nếu họ không thay đổi, họ sẽ bị bỏ lại phía sau,” thầy Sơn chia sẻ đầy trăn trở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một nội dung đặc biệt được thầy Sơn đưa vào giảng dạy là kỹ năng phòng chống lừa đảo qua không gian mạng - mối đe dọa mà người cao tuổi dễ bị tổn thương nhất. Với lối giảng giải gần gũi, dễ hiểu, ông giúp học viên hiểu rõ cách kẻ xấu lợi dụng lòng tham hoặc nỗi sợ để lừa đảo, từ các chiêu trò “trúng thưởng”, “nhận quà miễn phí”, cho đến giả danh công an đòi thông tin cá nhân.“Người cao tuổi là nhóm rất dễ bị tổn thương trên không gian mạng nếu không được trang bị kiến thức. Chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh, nếu họ không thay đổi, họ sẽ bị bỏ lại phía sau,” thầy Sơn chia sẻ đầy trăn trở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ông Phạm Văn Hùng (người dân sống ở phố Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) hào hứng chia sẻ: "Tôi khi nghe thấy thầy Sơn tổ chức lớp học AI, ban đầu cũng chưa hiểu rõ là học cái gì, bởi thói quen của tôi trước đến nay đều chỉ biết đến việc tra cứu trên Google. Nhưng sau khi học, những thứ cần tìm hiểu giờ đây có thể được Chatbot GPT, Gemini giải đáp nhanh chóng." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ông Phạm Văn Hùng (người dân sống ở phố Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) hào hứng chia sẻ: "Tôi khi nghe thấy thầy Sơn tổ chức lớp học AI, ban đầu cũng chưa hiểu rõ là học cái gì, bởi thói quen của tôi trước đến nay đều chỉ biết đến việc tra cứu trên Google. Nhưng sau khi học, những thứ cần tìm hiểu giờ đây có thể được Chatbot GPT, Gemini giải đáp nhanh chóng." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau những thành công bước đầu, dự án của thầy Sơn bắt đầu lan tỏa. Nhiều địa phương đã chủ động mời ông đến chia sẻ mô hình lớp học, thậm chí bày tỏ mong muốn nhân rộng cách làm này. Không chỉ dừng lại ở lớp học trực tiếp, thầy Sơn còn đang ấp ủ xây dựng một nền tảng học trực tuyến dành riêng cho người cao tuổi, để dù ở xa, họ vẫn có thể tiếp cận được kiến thức công nghệ một cách dễ dàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau những thành công bước đầu, dự án của thầy Sơn bắt đầu lan tỏa. Nhiều địa phương đã chủ động mời ông đến chia sẻ mô hình lớp học, thậm chí bày tỏ mong muốn nhân rộng cách làm này. Không chỉ dừng lại ở lớp học trực tiếp, thầy Sơn còn đang ấp ủ xây dựng một nền tảng học trực tuyến dành riêng cho người cao tuổi, để dù ở xa, họ vẫn có thể tiếp cận được kiến thức công nghệ một cách dễ dàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Tôi mong tạo ra một cộng đồng nơi bất cứ ai muốn đóng góp cho xã hội, hỗ trợ người già tiếp cận công nghệ, đều có thể tham gia. Tôi cũng hy vọng người cao tuổi học được cách sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số như VNeID, dịch vụ công trực tuyến, y tế điện tử,... để sống tiện lợi và an toàn hơn,” ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Tôi mong tạo ra một cộng đồng nơi bất cứ ai muốn đóng góp cho xã hội, hỗ trợ người già tiếp cận công nghệ, đều có thể tham gia. Tôi cũng hy vọng người cao tuổi học được cách sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số như VNeID, dịch vụ công trực tuyến, y tế điện tử,... để sống tiện lợi và an toàn hơn,” ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Điểm đặc biệt của lớp học công nghệ do thầy Sơn tổ chức là cách thiết kế bài giảng đơn giản, dễ hiểu, bám sát nhu cầu thực tế của người cao tuổi. Từ cách sử dụng camera để gọi video call, đến việc quét mã QR, đăng nhập tài khoản số,... mọi kiến thức đều được "biến hóa" thành những thao tác quen thuộc và lặp đi lặp lại, giúp học viên ghi nhớ nhanh chóng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Điểm đặc biệt của lớp học công nghệ do thầy Sơn tổ chức là cách thiết kế bài giảng đơn giản, dễ hiểu, bám sát nhu cầu thực tế của người cao tuổi. Từ cách sử dụng camera để gọi video call, đến việc quét mã QR, đăng nhập tài khoản số,... mọi kiến thức đều được "biến hóa" thành những thao tác quen thuộc và lặp đi lặp lại, giúp học viên ghi nhớ nhanh chóng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

“Lớp học không chỉ dạy công nghệ, mà còn giúp người cao tuổi cảm thấy mình vẫn có ích, vẫn bắt kịp thời đại,” một học viên 70 tuổi chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

“Lớp học không chỉ dạy công nghệ, mà còn giúp người cao tuổi cảm thấy mình vẫn có ích, vẫn bắt kịp thời đại,” một học viên 70 tuổi chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cô Nguyễn Thị Thu, một học viên cho biết: "Tôi đã học 3 buổi trong lớp học AI và giờ đây đã làm quen được với những chatbot phổ thông hiện nay. Ngày trước thay vì cái gì không biết lại hỏi con, hỏi cháu, thì giờ đây tôi có chatbot như người bạn đồng hành, không cần phải đọc mà chỉ cần nghe những thông tin rất rõ ràng, dễ hiểu."

Cô Nguyễn Thị Thu, một học viên cho biết: "Tôi đã học 3 buổi trong lớp học AI và giờ đây đã làm quen được với những chatbot phổ thông hiện nay. Ngày trước thay vì cái gì không biết lại hỏi con, hỏi cháu, thì giờ đây tôi có chatbot như người bạn đồng hành, không cần phải đọc mà chỉ cần nghe những thông tin rất rõ ràng, dễ hiểu."

"Có những lớp học về AI ra đời, giúp những người lớn tuổi như chúng tôi rất nhiều. Người già như chúng tôi cảm thấy không bị tụt hậu, mà đến đây được cải thiện tư duy, biết những thay đổi mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số nhanh chóng như hiện nay," cô Thu chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Có những lớp học về AI ra đời, giúp những người lớn tuổi như chúng tôi rất nhiều. Người già như chúng tôi cảm thấy không bị tụt hậu, mà đến đây được cải thiện tư duy, biết những thay đổi mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số nhanh chóng như hiện nay," cô Thu chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ không nên là rào cản mà phải trở thành cây cầu kết nối thế hệ. Những lớp học nhỏ bé nhưng đầy ắp cảm hứng của thầy Đinh Ngọc Sơn đang âm thầm góp phần làm nên điều đó: để người già không bị bỏ lại trong hành trình chuyển đổi số. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ không nên là rào cản mà phải trở thành cây cầu kết nối thế hệ. Những lớp học nhỏ bé nhưng đầy ắp cảm hứng của thầy Đinh Ngọc Sơn đang âm thầm góp phần làm nên điều đó: để người già không bị bỏ lại trong hành trình chuyển đổi số. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/lop-hoc-ai-chuyen-doi-so-cho-nguoi-gia-thoi-40-de-khong-ai-bi-bo-lai-phia-sau-post1049242.vnp