Luận bàn về 'văn hóa lãnh đạo'

Văn hóa lãnh đạo là khái niệm được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi lý giải, người nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào tính chất hình thức bên ngoài, bản chất nội dung bên trong, chứ không phân tích cụ thể thực chất nguyên lý toàn diện ở giữa; đồng thời không chỉ ra mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa các mặt này với nhau.

Bằng tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm rõ thực chất, hạn chế, nguyên nhân hạn chế nhận thức khái niệm này và kiến nghị một số giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay.

Thực chất, định nghĩa văn hóa lãnh đạo

Văn hóa lãnh đạo được hình thành bởi các khái niệm “văn hóa” và “lãnh đạo”.Văn hóa bao hàm các thuật ngữ “văn” và “hóa”. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2005), thuật ngữ văn được hiểu là “việc văn chương, chữ nghĩa”, tức là nói về sự vật, vật thể, sự sống chưa thật trong thế giới tự nhiên; hóa được hiểu là “hóa thành thần, thánh, Phật chứ không phải chết đi”, tức là nói về hiện tượng, phi vật thể, sức sống không thật trong xã hội loài người. Văn và hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “văn hóa” - khái niệm nói về hiện thực, thực thể, cuộc sống thật trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Sự sống chưa thật biểu hiện bản chất chưa thật, chưa sáng tạo ra giá trị vật chất của các nhóm (tập thể) trong cộng đồng; sức sống không thật biểu hiện tính chất không chân thật, không sáng tạo ra giá trị tinh thần của các cá nhân (cá thể) trong nhóm; còn cuộc sống thật biểu hiện thực chất chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh, như “ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật” của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người [1]. Tức là, văn hóa biểu hiện thực chất sự “chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh”của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người [2].

Lãnh đạo bao hàm các thuật ngữ “lãnh” và “đạo”. Trong Từ điển Tiếng Việt nêu trên, lãnh (lĩnh) được hiểu là “nhận lấy cái được ban cho, phát cho” hay “vâng theo, làm theo”, tức là nói về nhóm đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển; đạo được hiểu là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội”, tức là nói về cá nhân xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển; còn lãnh đạo là nói về cá nhân, nhóm, cộng đồng đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách “phát triển” – khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [3].

Tức là, lãnh đạo biểu hiện thực chất người lãnh đạo đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hóa và lãnh đạo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên nguyên tắc (cách) lãnh đạo có văn hóa, hay “văn hóa trong lãnh đạo” (văn hóa lãnh đạo) – khái niệm biểu hiện thực chất người lãnh đạo chân thật, sáng tạo đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển. Từ khái niệm này cho thấy rằng, văn hóa lãnh đạo gắn liền với sự chân thật, sáng tạo của công dân nói chung, người lãnh đạo nói riêng. Nói cách khác, công dân không có văn hóa hay không làm việc chân thật, sáng tạo thì khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia không thể phát triển bền vững.

Hạn chế và nguyên nhân hạn chế nhận thức văn hóa lãnh đạo

Hạn chế

Văn hóa lãnh đạo gắn liền với tư duy, hiểu biết về văn hóa và lãnh đạo. Tuy nhiên, nhận thức các khái niệm này của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên) nói riêng ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, các thuật ngữ, khái niệm có liên quan, như: “văn”, “văn hóa”, “lãnh đạo”, “phát triển” đều chưa được những người nghiên cứu khoa học làm rõ thực chất nguyên lý của chúng. Trong Từ điển Tiếng Việt, văn hóa chỉ được nêu ra một cách khái quát về bản chất nội dung, tính chất hình thức tổng thể “nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nêu cụ thể thực chất nguyên lý chân thật, sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; còn lãnh đạo chỉ được nhìn nhận chung chung là đề ra “chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện”, chứ không nhìn nhận cụ thể là người lãnh đạo đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển.

Hạn chế nhận thức các khái niệm có liên quan đến văn hóa lãnh đạo làm cho đội ngũ cán bộ không hiểu biết, phân biệt rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa, lãnh đạo, khoa học và phát triển như sau: xây dựng các mục tiêu không phát triển biểu hiện tính chất lãnh đạo không có văn hóa, không khoa học; đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu không phát triển biểu hiện bản chất lãnh đạo chưa có văn hóa, chưa khoa học; đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu phát triển biểu hiện thực chất lãnh đạo có văn hóa, khoa học.

Hạn chế nhận thức các khái niệm có liên quan đến văn hóa lãnh đạo còn làm cho nhiều cán bộ không hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa lãnh đạo và xây dựng xã hội dân chủ, pháp quyền, phát triển trong quốc gia như sau: lãnh đạo chưa có văn hóa, chưa bảo đảm xây dựng xã hội dân chủ, quốc gia pháp quyền, chưa kiến tạo phát triển bền vững; lãnh đạo không có văn hóa, không bảo đảm xây dựng xã hội dân chủ, quốc gia pháp quyền, không kiến tạo phát triển bền vững; còn lãnh đạo có văn hóa, bảo đảm “xây dựng xã hội dân chủ, quốc gia pháp quyền kiến tạo phát triển bền vững” [4].

Hạn chế nhận thức văn hóa lãnh đạo dẫn đến thực trạng hiểu biết chưa khoa học của một số người nghiên cứu khi cho rằng: “lãnh đạo phải có quyền lực” [5]; dẫn đến “lòng đố kỵ” hay “văn hóa đố kỵ đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại” ở Việt Nam[6]; dẫn đến các hiện tượng tiêu cực, khuyết điểm về lãnh đạo của cán bộ, như: “xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý cũng còn không ít hạn chế, bất cập. Văn hóa chưa thật sự trở thành sức mạnh nội sinh trong phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được xác định đúng tầm; chưa phát huy được hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” [7]; “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng” [8]; “tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm” [9]; “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” [10].

Nguyên nhân

Bằng tư duy thật, tác giả bài viết cho rằng, hạn chế nhận thức văn hóa lãnh đạo chủ yếu là do công dân nói chung, người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng đã chưa hiểu biết rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất hình thức xây dựng các mục tiêu không phát triển, lãnh đạo không có văn hóa; bản chất nội dung đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chưa phát triển, lãnh đạo chưa có văn hóa; thực chất nguyên lý đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu phát triển, lãnh đạo có văn hóa (biết lãnh đạo); dạng mô hình: bản chất lãnh đạo chưa có văn hóa - thực chất lãnh đạo có văn hóa - tính chất lãnh đạo không có văn hóa. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh từng nêu ra quan niệm như sau: “Nếu chính quyền biết lãnh đạo và khuyến khích, khen cái nên khen, thưởng việc nên thưởng, thì không những người lớn mà các trẻ em cũng hăng hái làm việc có lợi” [11]. Tức là, nguyên nhân hạn chế nhận thức văn hóa lãnh đạo là do những người nghiên cứu khoa học chưa làm rõ thực chất thật về mô hình tư duy nói chung, lãnh đạo, văn hóa nói riêng để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo.

Kiến nghị giải pháp khắc phục hạn chế nhận thức văn hóa lãnh đạo

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo về tư duy, xây dựng mô hình “tư duy thật”. Tư duy thật gắn liền với tư duy chân thật, sáng tạo trong lãnh đạo. Xây dựng mô hình tư duy thật được nhìn nhận là đổi mới sáng tạo về tư duy để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo. Tuy nhiên, hiện nay tư duy thật chưa được những người nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: phương pháp tư duy biểu hiện nội dung tư duy chưa thật sáng tạo, chưa đổi mới tư duy phát triển; mục tiêu tư duy biểu hiện hình thức tư duy không thật sáng tạo, không đổi mới tư duy phát triển; nguyên tắc tư duybiểu hiện nguyên lý tư duy thật sáng tạo, đổi mới tư duy phát triển, dạng mô hình: bản chất chưa thật sáng tạo đổi mới tư duy phát triển – thực chất thật sáng tạo đổi mới tư duy phát triển – tính chất không thật sáng tạo đổi mới tư duy phát triển. Điều đó có nghĩa, đổi mới sáng tạo về tư duy,xây dựng mô hình tư duy thật là thực hiện quan điểm của Đảng về “đổi mới sáng tạo” và “đổi mới tư duy phát triển” để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo [12].

Thứ hai, xây dựng mô hình “lãnh đạo tư tưởng”. Lãnh đạo tư tưởng gắn liền với lãnh đạo có văn hóa. Xây dựng mô hình lãnh đạo tư tưởng là cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo. Tuy nhiên, lãnh đạo tư tưởng chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “lãnh” và “tư” biểu hiện tư tưởng nhóm chưa chân thật, chưa lãnh đạo tư tưởng, xã hội chưa phát triển; thuật ngữ “đạo” và “tưởng” biểu hiện tư tưởng cá nhân không chân thật, như coi trọng “danh vị, ngôi thứ, và tiền bạc”, không lãnh đạo tư tưởng, xã hội không phát triển; còn lãnh đạo tư tưởng biểu hiện tư tưởng cộng đồng chân thật, lãnh đạo tư tưởng, xã hội phát triển, dạng mô hình: bản chất tư tưởng nhóm, lãnh đạo chưa chân thật, xã hội chưa phát triển –thực chất tư tưởng cộng đồng, lãnh đạo chân thật, xã hội phát triển –tính chất tư tưởng cá nhân, lãnh đạokhông chân thật, xã hội không phát triển. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa tư tưởng, lãnh đạo và phát triển, Hồ Chí Minh từng nêu ra các quan niệm như sau: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển” [13]; “Lãnh đạo nhân dân vì sức mạnh của họ không thể thiếu được đối với sự thành công của sự nghiệp cách mạng.… Xem thường danh vị, ngôi thứ và tiền bạc, vì chúng là cội nguồn sinh ra đố kỵ và hận thù và là nguyên nhân của những hành động chỉ điểm, phản bội làm tổn hại nghiêm trọng đến sự nghiệp cách mạng” [14]; “tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [15]. Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình lãnh đạo tư tưởng là “vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo [16].

Thứ ba, xây dựng mô hình “cách lãnh đạo đúng”. Cách lãnh đạo đúng gắn liền với cách lãnh đạo dân chủ. Xây dựng mô hình cách lãnh đạo đúng là cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo. Tuy nhiên, cách lãnh đạo đúng chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: nội dung lãnh đạo chưa đúng biểu hiện cách lãnh đạo chưa dân chủ, cán bộ chưa là người đầy tớ của nhân dân; hình thức lãnh đạo sai biểu hiện cách lãnh đạo không dân chủ, cán bộ không là người đầy tớ của nhân dân; còn nguyên lý lãnh đạo đúng biểu hiện cách lãnh đạo dân chủ, cán bộ “là người đầy tớ” của nhân dân, dạng mô hình: bản chất người lãnh đạo chưa thực hành dân chủ, chưa là đầy tớ của nhân dân– thực chất người lãnh đạo thực hành dân chủ, là đầy tớ của nhân dân– tính chất người lãnh đạo không thực hành dân chủ, không là đầy tớ của nhân dân. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa cách lãnh đạo và dân chủ, Hồ Chí Minh từng nêu ra quan niệm như sau: “Về công tác lãnh đạo: Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Tất cả cán bộ đều phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân; đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân; đều phải theo đúng chính sách của Đảng và đi đúng đường lối quần chúng. Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện. Phải tránh cách lãnh đạo đại khái, phiến diện, chung chung. Cán bộ phải tuyệt đối tránh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, phải hết sức chống bệnh hình thức, chống lãng phí, tham ô” [17].Điều đó có nghĩa, xây dựng mô hình cách lãnh đạo đúng là nhận thức đúng đắn văn hóa lãnh đạo.

Kết luận

Văn hóa lãnh đạo biểu hiện thực chất người lãnh đạo cần phải có văn hóa; tức là cần phải chân thật, sáng tạo đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển. Quốc gia không thể phát triển bền vững khi công dân nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng không chân thật và sáng tạo. Do vậy, nhận thức đúng đắn thực chất văn hóa lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ “xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo” [18]; đồng thời, xây dựng quốc gia pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh, hướng vào mục tiêu “nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân” [19]. Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu này, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cần phải thật sự đổi mới sáng tạo về tư duy, xây dựng mô hình tư duy thật, lãnh đạo tư tưởng và cách lãnh đạo đúng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

……………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 6, tr. 281.

[2], [3] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng môi trường văn hóa phát triển bền vững ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/xay-dung-moi-truong-van-hoa-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-a17203.html, ngày 04/01/2023.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, ngày 02/09/2022.

[5] Đỗ Minh Cương - Nguyễn Viết Lộc, Lý thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và ảnh hưởng. https://tcnn.vn/news/detail/36840/Ly_thuyet_lanh_dao_dua_tren_quyen_luc_va_anh_huongall.html, ngày 07/06/2017.

[6] Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hóa đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-long-do-ky-va-van-hoa-do-ky-a18125.html, ngày 23/03/2023.

[7] Vũ Thị Phương Hậu, Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, https://tcnn.vn/news/detail/57051/Xay-dung-van-hoa-trong-lanh-dao-quan-ly.html, ngày 01/02/2023.

[8], [9], [10], [12], [16], [18], [19] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, ST, H. 2021, t. 1, tr. 93, 94, 95, 213, 33, 144, 216.

[11] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 133.

[13] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 55.

[14] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 2, tr. 514.

[15] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 590.

[17] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 13, tr. 83-84.

PGS TS Nguyễn Hữu Đổng

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ban-ve-van-hoa-lanh-dao-a18298.html