Lực lượng cứu hộ hải quân Mỹ có trang bị khủng ra sao?

Tỷ lệ các phi công Mỹ được cứu sống khi nhảy dù xuống biển là cực kỳ cao do trình độ của lực lượng cứu hộ hải quân Mỹ.

 Lực lượng cứu hộ hải quân Mỹ bao gồm các phi công cực kỳ liều lĩnh cùng những nhân viên cứu hộ với khả năng bơi lội có thể sánh ngai với "rái cá".

Lực lượng cứu hộ hải quân Mỹ bao gồm các phi công cực kỳ liều lĩnh cùng những nhân viên cứu hộ với khả năng bơi lội có thể sánh ngai với "rái cá".

Nhiệm vụ của lực lượng này đó là tìm kiếm, định vị và giải cứu các phi công Mỹ khi họ buộc phải nhảy dù do trục trặc kỹ thuật hoặc máy bay bị bắn hạ. Trong trường hợp đó, các phi công Mỹ sẽ cố gắng bằng mọi giá bay ra ngoài biển để nhảy dù vì thời gian tiếp cận giải cứu của lực lượng tìm kiếm cứu hộ hải quân Mỹ là cực kỳ nhanh. Nguồn ảnh: Arabic.

Nhiệm vụ của lực lượng này đó là tìm kiếm, định vị và giải cứu các phi công Mỹ khi họ buộc phải nhảy dù do trục trặc kỹ thuật hoặc máy bay bị bắn hạ. Trong trường hợp đó, các phi công Mỹ sẽ cố gắng bằng mọi giá bay ra ngoài biển để nhảy dù vì thời gian tiếp cận giải cứu của lực lượng tìm kiếm cứu hộ hải quân Mỹ là cực kỳ nhanh. Nguồn ảnh: Arabic.

Những phi công của lực lượng này đều là những phi công giàu kinh nghiệm và có độ liều lĩnh rất cao, họ sẵn sàng bay vào trong lòng địch để giải cứu đồng đội của mình giữa ban ngày dù có nhận được sự yểm trợ của không quân hay không. Nguồn ảnh: Wiki.

Những phi công của lực lượng này đều là những phi công giàu kinh nghiệm và có độ liều lĩnh rất cao, họ sẵn sàng bay vào trong lòng địch để giải cứu đồng đội của mình giữa ban ngày dù có nhận được sự yểm trợ của không quân hay không. Nguồn ảnh: Wiki.

Kèm theo đó, lực lượng này cũng bao gồm các nhân viên cứu hộ được đào tạo cực kỳ đặc biệt, họ được tuyển chọn từ những nhân viên hải quân kỳ cựu với khả năng bơi lội đáng kể. Với các nhiệm vụ giải cứu, khả năng bơi lội của họ phải xếp vào hàng "đỉnh của đỉnh" vì không những phải bơi dẻo dai một mình mà họ còn phải đủ sức vừa bơi vừa kéo theo đồng đội. Nguồn ảnh: Seal.

Kèm theo đó, lực lượng này cũng bao gồm các nhân viên cứu hộ được đào tạo cực kỳ đặc biệt, họ được tuyển chọn từ những nhân viên hải quân kỳ cựu với khả năng bơi lội đáng kể. Với các nhiệm vụ giải cứu, khả năng bơi lội của họ phải xếp vào hàng "đỉnh của đỉnh" vì không những phải bơi dẻo dai một mình mà họ còn phải đủ sức vừa bơi vừa kéo theo đồng đội. Nguồn ảnh: Seal.

Những nhân viên cứu hộ có trang bị rất tối giản với quần áo cộc, kính lặn và ống thở. Trang bị tối giản và gọn nhẹ như vậy để họ có đủ độ nhanh nhẹn và khả năng cơ động để tiếp cận mục tiêu trong thời gian nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Youtube.

Những nhân viên cứu hộ có trang bị rất tối giản với quần áo cộc, kính lặn và ống thở. Trang bị tối giản và gọn nhẹ như vậy để họ có đủ độ nhanh nhẹn và khả năng cơ động để tiếp cận mục tiêu trong thời gian nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Youtube.

Ngoài khả năng bơi lội tốt, các nhân viên cứu hộ này cũng là những người lính cực kỳ quả cảm khi họ sẵn sàng ứng cứu đồng đội của mình trong mọi loại thời tiết, kể cả trong bão lớn. Đã có không ít trường hợp tổ bay cứu hộ đâm vào bão thực hiện nhiệm vụ cấp cứu và mất tích do bị bão lớn đánh chìm cả đội bay. Nguồn ảnh: Americanavy.

Ngoài khả năng bơi lội tốt, các nhân viên cứu hộ này cũng là những người lính cực kỳ quả cảm khi họ sẵn sàng ứng cứu đồng đội của mình trong mọi loại thời tiết, kể cả trong bão lớn. Đã có không ít trường hợp tổ bay cứu hộ đâm vào bão thực hiện nhiệm vụ cấp cứu và mất tích do bị bão lớn đánh chìm cả đội bay. Nguồn ảnh: Americanavy.

Nguyên tắc khi cứu hộ biển đó là phải luôn coi nạn nhân đã rơi vào tình trạng bất tình, vì vậy trong bất cứ tình huống nào lực lượng này cũng sẽ cử nhân viên xuống tận nơi để tiếp cận nạn nhân chứ không chỉ đơn giản là thả dây xuống để móc kéo nạn nhân lên. Nguồn ảnh: Military.

Nguyên tắc khi cứu hộ biển đó là phải luôn coi nạn nhân đã rơi vào tình trạng bất tình, vì vậy trong bất cứ tình huống nào lực lượng này cũng sẽ cử nhân viên xuống tận nơi để tiếp cận nạn nhân chứ không chỉ đơn giản là thả dây xuống để móc kéo nạn nhân lên. Nguồn ảnh: Military.

Bài tập giải cứu nạn nhân bị mắc kẹt trong dù ở dưới nước của các nhân viện cứu hộ không quân hải quân. Dù chính là kẻ thù số một của các phi công khi họ nhảy dù xuống biển, dù có thể quấn quanh người phi công khiến anh ta chết đuối nếu không giữa được bình tĩnh để thoát khỏi "mớ bòng bòng" này. Nguồn ảnh: Wiki.

Bài tập giải cứu nạn nhân bị mắc kẹt trong dù ở dưới nước của các nhân viện cứu hộ không quân hải quân. Dù chính là kẻ thù số một của các phi công khi họ nhảy dù xuống biển, dù có thể quấn quanh người phi công khiến anh ta chết đuối nếu không giữa được bình tĩnh để thoát khỏi "mớ bòng bòng" này. Nguồn ảnh: Wiki.

Ngoài việc nắm bắt được các kỹ năng cứu hộ trên biển, các nhân viên của lực lượng cứu hộ hải quân còn phải có khả năng ứng biến cao nhất là trong trường hợp người bị nạn mất bình tĩnh và có thể dìm chết nhân viên cứu hộ. Trong trường hợp này, một nhân viên cứu hộ giỏi sẵn sàng tung ra vài cú đấm đánh ngất xỉu người bị nạn để thực hiện quy trình cứu hộ đơn giản hơn. Nguồn ảnh: Navy.

Ngoài việc nắm bắt được các kỹ năng cứu hộ trên biển, các nhân viên của lực lượng cứu hộ hải quân còn phải có khả năng ứng biến cao nhất là trong trường hợp người bị nạn mất bình tĩnh và có thể dìm chết nhân viên cứu hộ. Trong trường hợp này, một nhân viên cứu hộ giỏi sẵn sàng tung ra vài cú đấm đánh ngất xỉu người bị nạn để thực hiện quy trình cứu hộ đơn giản hơn. Nguồn ảnh: Navy.

Lê Phi (theo BI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/luc-luong-cuu-ho-hai-quan-my-co-trang-bi-khung-ra-sao-1869431.html