Luộc thịt nhớ bỏ thêm 1 củ này, sẵn trong bếp lại rẻ tiền nhưng thịt thơm ngon nức mũi chồng khen tấm tắc
Những tuyệt chiêu sau đây sẽ giúp bạn có được món thịt luộc ngon nhất để chiêu đãi cả nhà.
Luộc thịt vịt
Vịt luộc là món ăn rất được nhiều người ưa thích vì độ ngọt, thanh, mát và không gây ngán như thịt gà. Bên cạnh đó, món vịt luộc cũng lành hơn rất nhiều so với thịt gà cho những người bị nhức xương, hay đang có vết thương.
Vịt mổ sạch sẽ, xát lên vịt chút muối, gừng, chút rượu trắng rồi rửa lại để ráo nước, như vậy vịt luộc sẽ không bị hôi.
Nước đun sôi rồi hãy thả vịt vào
Khi luộc vịt hãy thả vào 1 củ gừng đã được đập giập, hoặc 1 nhánh sả, hoặc là 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng. Những nguyên liệu này sẽ làm cho món vịt luộc thơm lừng
Lửa không nên quá to, sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Luộc khoảng 10 phút, lấy đũa xiên vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín. Nếu chưa ăn ngay, có thể tắt bếp, để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ chín mềm và nóng. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín, chị em chỉ cần vớt vịt ra cho vào một tô nước mát (hoặc nước đá), da vịt sẽ giòn, dai như ăn ở nhà hàng chính hiệu. Như vậy là bạn đã có món vịt luộc thơm lừng rồi đấy.
Bắp bò luộc
So với những loại thịt khác, thịt bò chín tái là ngon nhất. Nếu làm chín quá kỹ thịt sẽ dai và không còn thơm nữa. Chính bởi vậy nêu chế biến các món ăn từ bò bạn nên lưu ý chỉ nên cho thịt sôi từ 20 đến 25 phút với món luộc.
Bắp bò rửa sạch, cho vào bát to, thêm nước mắm và rượu vào rồi đảo đều, để ướp cho bắp bò ngấm thấm (nếu có lạt hoặc chỉ chuyên dùng để bó thịt khi luộc thì nên dùng để buộc chặt miếng bắp bò lại, khi luộc xong thịt bắp bò sẽ ngon hơn).
Sau đó cho gừng, sả, quế, hồi, tiêu hạt xuống đáy nồi. Rồi cho bắp bò cùng nước ướp bắp bò vào nồi. Đổ thêm vào nồi một bát con nước. Đặt nồi lên bếp đun sôi nước thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất. Đun liu riu cho đến khi nước trong nồi cạn là bắp bò luộc vừa chín tới.
Luộc dạ dày heo
Dạ dày heo hay còn gọi là bao tử heo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, nêu không biết cách chế biến thì mùi hôi của dạ dày sẽ khiến bạn không thể nào ăn được.
Rửa qua dạ dày rồi dùng chanh hoặc giấm bóp kỹ cả mặt trái lẫn mặt phải. Vẫn phải dùng dao cạo sạch màng nhầy bên trong dạ dày rồi rửa lại vài lần dưới vòi nước cho sạch hoàn toàn
Sau đó, cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước với một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu. Rồi đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Dạ dày sau khi luộc chín thì vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để dạ dày được trắng và giòn hơn.
Luộc thịt gà
Muốn luộc thịt gà chín tới, mềm thơm mà không bị nứt da, trước tiên cho gà làm sạch vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Đun lửa tới sôi lăn tăn, không để sôi sùng sục, vì để sôi to quá, da gà rất dễ bị nứt. Lúc này, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 - 8 phút.
Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp. Nếu là gà tơ, gà non thì luộc thêm 5 phút, còn gà già hơn chút thì luộc thêm 10 phút. Sau đó, tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.
Luộc một con gà nhanh nhất khoảng 20 phút (trung bình là 30 phút), nhưng để gà chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45 - 60 phút (để lửa nhỏ).
Để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng đỏ là đã chín. Nếu là gà đông lạnh, cần để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc. Còn không, chẳng những bạn phải luộc rất lâu và không biết khi nào thịt mới chín hẳn.
Muốn da gà giòn, màu vàng đẹp thì khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo, dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.