Luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy
Ngày này cách đây 50 năm, hẳn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người, nhất là những người cao tuổi khi nghe thông báo đặc biệt, tin Bác Hồ đã theo cụ Các Mác, Lê nin và tổ tiên về cõi vĩnh hằng. Cả đất nước, từ những em nhỏ đến các cụ già, ai ai cũng giàn giụa nước mắt tiếc thương Bác. Nhà thơ Tố Hữu trong bài 'Bác ơi' đã viết:
Đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình về Hà Nội viếng Bác Hồ (tháng 9/1969). ảnh tư liệu
Suốt mấy hôm ràyđau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắttrời tuôn mưa
Chiều nay conchạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườnrau, mấy gốc dừa !…
Nhà thơ Trần ĐăngKhoa năm ấy mới 11 tuổi cũng có câu thơ nói lên nỗi niềm ấy “Cháu ngồi cháukhóc, đất trời đổ mưa”.
Còn nhớ ngày âýcả tuần lễ trời mưa tầm tã, những lá cờ rủ cứ ướt sũng nước mưa, không có lúcnào khô. Các em nhỏ ở các trường học đến hỏi chúng tôi trong nước mắt “Bác Hồmất rồi, chúng em còn được là cháu ngoan Bác Hồ nữa không?”. Chúng tôi, nhữngthầy, cô giáo, những anh chị phụ trách gạt đi dòng nước mắt trả lời các em “Cácem bây giờ và sau này mãi mãi vẫn là cháu ngoan của Bác Hồ”.
Đoàn đại biểu tỉnhNinh Bình về Hà Nội viếng Bác năm ấy có 18 người, thay mặt cho Đảng bộ, chínhquyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và cả các em thiếu nhi. Dẫn đầu đoàn làđồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh. Tuy nhiên trong số đó những người cònsống đến nay còn rất ít, trong đó có ông Nguyễn Ngọc Quang- thời gian đó làChánh Văn phòng Tỉnh ủy. Năm nay ông đã bước sang tuổi 92 với 72 năm tuổi Đảng.Tôi vinh dự có thời gian làm Chánh Văn phòng dưới quyền của ông Nguyễn NgọcQuang (lúc đó ông làm Bí thư Huyện ủy Hoa Lư). Có thể nói, ông chính là hiệnthân của mẫu người luôn sống, làm việc theo lời dạy của Bác. Tôi biết ông làmột người chu đáo, cẩn trọng, luôn đặt công việc tập thể lên trên hết, vì vâỵnhiều năm ông được chọn làm Chánh Văn phòng, cái nghề mà nhiều người nói vui là“làm dâu trăm họ”… lúc nào cũng phải tỉ mỉ, chu đáo.
Làm việc dươíquyền ông gần một nhiệm kỳ (cuối khóa ông được tỉnh điều động về làm Bí thư Thiụỷ Ninh Bình), ông đã cho tôi nhiều bài học, từ những việc nhỏ nhất như cặp tàiliệu xong thì ghi tên đại biểu, địa chỉ vào góc của tài liệu, như thế khi phátsẽ không sót một ai. Gần 5 năm, ông là Bí thư Huyện ủy, tôi thấy rất ít khi ôngnghỉ ở nhà. Có lần để tổ chức hội nghị cán bộ cơ sở đẩy nhanh tiến độ thu hoạchlúa đang bị mưa úng, từ 5 giờ sáng ông đã yêu cầu lái xe đưa ra tận ruộng quansát lượng mưa, nước ngập úng đến mức nào để có ý kiến chỉ đạo kịp thời tại hôịnghị…
Chuyện sâu sát,tỉ mỉ với công việc theo gương Bác Hồ đối với ông Nguyễn Ngọc Quang thì nhiêùlắm. Ngay trong quan hệ với cấp dưới ông không nóng nảy với ai bao giờ. Chínhvì tác phong ấy đã khiến chúng tôi càng kính nể ông, gắng sức làm tròn nhiệmvụ.
Sau này, khi nghỉhưu ông vẫn tiếp tục cống hiến sức lực cho công việc chung, làm Chủ nhiệm Câulạc bộ Thúy Sơn. Có lần tình cờ nghe tin ông không được khỏe, tôi đến thăm,nhưng vẫn thấy ông đang bàn công việc với các đồng chí trong Ban chủ nhiệm Câulạc bộ. Trong 25 năm làm Chủ nhiệm Câulạc bộ Thúy Sơn ông luôn trăn trở xây dựng ngôi nhà chung, làm nơi sinh hoạtvăn hóa tinh thần, rèn luyện sức khỏe cho các đồng chí cán bộ của tỉnh, củathành phố khi đã nghỉ hưu. Cũng từ đây, nhiều ý kiến tâm huyết tiếp tục đượcđóng góp xây dựng cho tỉnh, góp phần đưa Ninh Bình ngày càng phát triển giàuđẹp. Mới đây, do tuổi cao, sức yếu ông mới chính thức chịu “nghỉ hưu” nhưng ôngvẫn nêu tấm gương sáng trong học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Người thứ haitrong đoàn đại biểu của tỉnh về Hà Nội viếng Bác mà tôi nói tới là bà NguyễnThị Vững, ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư. Năm 1966 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranhphá hoại ra miền Bắc. Khi ấy bà Vững mới 11 tuổi, đang cùng 6 bạn nhỏ chăn trâutrên đồng thì gần chục chiếc máy bay đến bắn phá. Hàng trăm trái bom thả xuống,trong đó một bạn bị trúng đạn, mất ngay trên đồng, hai bạn khác bị thương. Mặcdù nhỏ người hơn nhưng bà Nguyễn Thị Vững đã cõng hai bạn vượt qua cánh ruộngkhoảng 300m về trạm xá cứu chữa. Hành động dũng cảm ấy đã được mọi người mệnhdanh là “Người em gái Nguyễn Bá Ngọc”. Sau đó Nguyễn Thị Vững đã được Trungương Đoàn, UBND tỉnh tặng Bằng khen và đặc biệt được Bác Hồ gửi tặng Huy hiêụcủa Người.
Năm Nguyễn ThịVững được đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ của tỉnh, tôi đã làm bài thơ tặng vơítên bài là “Người em gái Nguyễn Bá Ngọc” dài 112 câu, đã được Ty Văn hóa NinhBình in trong Tập san Văn hóa của tỉnh. Trong đó có đoạn:
“...Nhưng từ đâýchúng em vẫn tới lớp
Dưới hầm sâutiếng hát vẫn vang vang
Em như còn nghetiếng bạn em hát
Rộn bài ca “Giảiphóng miền Nam”.
Em nhìn ra trơìxa rung bím tóc
Gió nhẹ vờn moikhăn đỏ tung bay
Vạt áo hoa cánhnào cũng đua nở
Như nhà hoa, câylúa, luống cày…”
Lớn lên bà Vữngtrở thành giáo viên và là Hiệu phó Trường cấp II xã Ninh Vân. Về nghỉ hưu, bàNguyễn Thị Vững làm Chủ tịch Hội Khuyến học xã. Dù làm gì, ở cương vị công tácnào bà cũng luôn tâm niệm lời Bác dạy phải làm tốt, làm hết trách nhiệm và vìphong trào chung. Chính vì vậy bà đã có nhiều giải pháp góp phần đẩy mạnh phongtrào khuyến học, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Nguyễn Khắc Thiệu
Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/luon-tam-niem-loi-bac-ho-day-20190830074258693p12c16.htm