Lưu ý khi uống nước sấu giải nhiệt mùa hè

Nước sấu ngâm có hương vị ngọt thanh, chua nhẹ, là thức uống khoái khẩu của nhiều người trong những ngày hè.

Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, sắt và 3mg% vitamin C.

Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát. Sấu chín cho vị chua, ngọt, tính mát. Trái sấu có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Vì vậy trong các bài thuốc Đông y, trái sấu được sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…

Uống nước sấu giải nhiệt mùa hè, cần phải lưu ý những điều này. Ảnh minh họa

Uống nước sấu giải nhiệt mùa hè, cần phải lưu ý những điều này. Ảnh minh họa

Tác dụng của quả sấu với sức khỏe

Chữa nhiệt miệng, trị mụn

Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn, sưng lở, ngứa hoặc đau…

Giảm triệu chứng ốm nghén

Sấu xanh ngâm đường gừng có thể dùng để pha nước uống. Bà bầu trong giai đoạn nghén có thể uống một lượng nước sấu vừa phải để giảm buồn nôn và cũng bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Lưu ý, do nước sấu có chứa nhiều đường nên chỉ uống ở lượng vừa phải.

Giải rượu

Nước sấu ngâm đường hoặc lấy sấu khô hãm với nước sôi uống là phương pháp giải rượu tự nhiên và an toàn.

Sắc 4 – 6 gram cùi quả sấu với 2 chén nước, cô đọng lại còn nửa chén/ Hãm 8 gram cùi quả sấu khô với nước sôi/ Ngâm quả sấu với đường phèn và gừng, chắt uống nước.

Giảm cân hiệu quả

Một tác dụng của quả sấu được nhiều chị em quan tâm chính là hỗ trợ giảm cân. Axit nitric trong quả sấu có tác dụng làm sạch đường ruột, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Tăng cường tiêu hóa, ăn uống ngon miệng

Công dụng của quả sấu còn được biết đến như một ‘chất’ kích thích ăn uống. Quả sấu tươi đã cạo sạch vỏ hấp với đường, khi uống thì pha thêm nước hoặc dùng sấu nấu canh chua cũng đều có tác dụng giúp thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.

Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu

Người bị đau dạ dày, tá tràng

Sấu có vị chua, chứa nhiều axit, nhất là với loại sấu xanh. Vì vậy, người có bệnh viêm loét dạ dày, tá tráng tốt nhất nên hạn chế sử dụng các món liên quan đến sấu, không sử dụng sấu khi đang đói bụng.

Người béo phì, tiểu đường

Nước sấu ngâm thơm ngon, có thể hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống. Đối với những người đang bị béo phì hay mắc phải bệnh tiểu đường tốt nhất nên “nói không” với loại thức uống này.

Trong nước sấu ngâm có hàm lượng đường tương đối cao, nếu bạn uống nhiều và thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Trẻ dưới 12 tháng

Ngoài ra các đối tượng khác như trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử. Người béo phì, tiểu đường dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa của những đối tượng này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Người mắc các chứng bệnh tim mạch

Tương tự, người đang gặp phải các chứng bệnh tim mạch cũng nên hạn chế hấp thu đường, do đó, họ không hợp với nước sấu ngâm. Khi lượng đường trong máu cao, các triệu chứng tim mạch dễ tái phát và gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Những người thừa cân, tiểu đường hay có bệnh tim mạnh tốt nhất nên chỉ sử dụng sấu từ các món canh, món om như một loại gia vị.

Giang Thu

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/luu-y-khi-uong-nuoc-sau-giai-nhiet-mua-he-2002221.html