Lý do Ấn Độ và Ai Cập quay lưng với tiêm kích Su-35 Nga

Dù Ấn Độ có thể mua tiêm kích Nga thoải mái mà không chịu cấm vận từ Mỹ, tuy nhiên quốc gia này vẫn quyết không chọn tiêm kích Su-35 từ Moscow mà lại chọn Rafale của Pháp.

Theo thông tin từ trang Eurasia Times, Ấn Độ tiếp tục nhận được lô máy bay chiến đấu Rafale mới cách đây vài ngày, và Ai Cập cũng đã ký thỏa thuận mua Rafale thứ hai với Pháp. Trước đó có thông tin cho rằng, cả hai quốc gia sẽ chọn tiêm kích Su-35 của Nga, nhưng hiện tại thì tình hình đã thay đổi.

Theo thông tin từ trang Eurasia Times, Ấn Độ tiếp tục nhận được lô máy bay chiến đấu Rafale mới cách đây vài ngày, và Ai Cập cũng đã ký thỏa thuận mua Rafale thứ hai với Pháp. Trước đó có thông tin cho rằng, cả hai quốc gia sẽ chọn tiêm kích Su-35 của Nga, nhưng hiện tại thì tình hình đã thay đổi.

Quyết định của Ai Cập chọn tiêm kích Rafale của Pháp, thay vì Su-35 cũng gây ra một số tranh cãi. Mặc dù việc mua Rafale cũng dựa trên những cân nhắc về địa chính trị và kinh tế, nhưng không nên bỏ qua sự khác biệt về khả năng tác chiến và các khía cạnh khác của hai máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

Quyết định của Ai Cập chọn tiêm kích Rafale của Pháp, thay vì Su-35 cũng gây ra một số tranh cãi. Mặc dù việc mua Rafale cũng dựa trên những cân nhắc về địa chính trị và kinh tế, nhưng không nên bỏ qua sự khác biệt về khả năng tác chiến và các khía cạnh khác của hai máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ, với thiết kế cánh tam giác. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++ tiên tiến nhất và hiện được nhiều quốc gia quan tâm nhất trên thế giới; mặc dù giá không hề rẻ.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ, với thiết kế cánh tam giác. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++ tiên tiến nhất và hiện được nhiều quốc gia quan tâm nhất trên thế giới; mặc dù giá không hề rẻ.

Chiến đấu cơ Rafale được trang bị radar và vũ khí tiên tiến, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chế áp, đánh chặn, trinh sát đường không, hỗ trợ đường không, tấn công vào chiều sâu lãnh thổ đối phương, chống hạm và răn đe hạt nhân.

Chiến đấu cơ Rafale được trang bị radar và vũ khí tiên tiến, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chế áp, đánh chặn, trinh sát đường không, hỗ trợ đường không, tấn công vào chiều sâu lãnh thổ đối phương, chống hạm và răn đe hạt nhân.

Rafale được chế tạo như một đối thủ cạnh tranh với máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu. Pháp đã rút khỏi chương trình máy bay chiến đấu Typhoon của Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha, do sự khác biệt về đường lối quốc phòng. Sau đó Pháp bắt đầu kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu của riêng và chế tạo thành công nguyên mẫu Rafale đầu tiên vào tháng 7/1986.

Rafale được chế tạo như một đối thủ cạnh tranh với máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu. Pháp đã rút khỏi chương trình máy bay chiến đấu Typhoon của Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha, do sự khác biệt về đường lối quốc phòng. Sau đó Pháp bắt đầu kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu của riêng và chế tạo thành công nguyên mẫu Rafale đầu tiên vào tháng 7/1986.

Rafale khác với các loại máy bay chiến đấu khác của châu Âu, vì nó gần như được chế tạo hoàn toàn bởi một quốc gia duy nhất là Pháp; và các nhà thầu quốc phòng chính tham gia phát triển Rafale là các công ty của Pháp như Dassault, Thales và Safran.

Rafale khác với các loại máy bay chiến đấu khác của châu Âu, vì nó gần như được chế tạo hoàn toàn bởi một quốc gia duy nhất là Pháp; và các nhà thầu quốc phòng chính tham gia phát triển Rafale là các công ty của Pháp như Dassault, Thales và Safran.

Nhiều thiết bị điện tử hàng không của máy bay, chẳng hạn như radar mảng pha chủ động RBE2AA và cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại quang điện (IRST), phần mềm điều khiển đều được phát triển và sản xuất tại Pháp.

Nhiều thiết bị điện tử hàng không của máy bay, chẳng hạn như radar mảng pha chủ động RBE2AA và cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại quang điện (IRST), phần mềm điều khiển đều được phát triển và sản xuất tại Pháp.

Tiêm kích chiến đấu Rafale dự kiến đi vào hoạt động vào năm 1996, nhưng do các yếu tố như cắt giảm ngân sách sau Chiến tranh Lạnh, nên tiến độ chậm. Có ba phiên bản chính của Rafale, là kiểu C một chỗ ngồi của Không quân Pháp, kiểu B hai chỗ ngồi tiến công mặt đất và kiểu M một chỗ ngồi, hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân.

Tiêm kích chiến đấu Rafale dự kiến đi vào hoạt động vào năm 1996, nhưng do các yếu tố như cắt giảm ngân sách sau Chiến tranh Lạnh, nên tiến độ chậm. Có ba phiên bản chính của Rafale, là kiểu C một chỗ ngồi của Không quân Pháp, kiểu B hai chỗ ngồi tiến công mặt đất và kiểu M một chỗ ngồi, hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân.

Rafale có động cơ mạnh mẽ và hiệu suất bay tuyệt vời; loại tiêm kích này đã trải qua thực chiến ở Afghanistan, Iraq, Syria, Mali và Libya. Lần đầu tiên, Rafale tham chiến vào năm 2007, khi nó thả bom dẫn đường bằng laser GBU-12, để hỗ trợ lực lượng Đồng minh, chiến đấu ở miền nam Afghanistan.

Rafale có động cơ mạnh mẽ và hiệu suất bay tuyệt vời; loại tiêm kích này đã trải qua thực chiến ở Afghanistan, Iraq, Syria, Mali và Libya. Lần đầu tiên, Rafale tham chiến vào năm 2007, khi nó thả bom dẫn đường bằng laser GBU-12, để hỗ trợ lực lượng Đồng minh, chiến đấu ở miền nam Afghanistan.

Về vũ khí không đối không, Rafale có thể sử dụng tên lửa tầm xa Meteor tiên tiến, để tấn công các mục tiêu cách xa hơn 100 km, như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, Rafale sử dụng tên lửa Mika.

Về vũ khí không đối không, Rafale có thể sử dụng tên lửa tầm xa Meteor tiên tiến, để tấn công các mục tiêu cách xa hơn 100 km, như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, Rafale sử dụng tên lửa Mika.

Tên lửa Mika tầm trung sử dụng đầu dò radar chủ động và tên lửa Mika tầm ngắn sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại. Vào tháng 6/2007, một chiếc Rafale, đã thử nghiệm phóng tên lửa Mika, tiêu diệt thành công mục tiêu ở phía sau; chứng tỏ khả năng phòng thủ của Rafale khi bị truy đuổi.

Tên lửa Mika tầm trung sử dụng đầu dò radar chủ động và tên lửa Mika tầm ngắn sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại. Vào tháng 6/2007, một chiếc Rafale, đã thử nghiệm phóng tên lửa Mika, tiêu diệt thành công mục tiêu ở phía sau; chứng tỏ khả năng phòng thủ của Rafale khi bị truy đuổi.

Su-35 là sản phẩm mới nhất trong dòng tiêm kích Flanker, được phát triển trên cơ sở Su-27. Su-35 là một kế hoạch chuyển tiếp tạm thời, trước khi quân đội Nga được trang bị máy bay thế hệ 5 Su-57.

Su-35 là sản phẩm mới nhất trong dòng tiêm kích Flanker, được phát triển trên cơ sở Su-27. Su-35 là một kế hoạch chuyển tiếp tạm thời, trước khi quân đội Nga được trang bị máy bay thế hệ 5 Su-57.

Về thực chất, Su-35 ban đầu được thiết kế để xuất khẩu, với buồng lái được thiết kế lại hoàn toàn, hệ thống điều khiển vũ khí tiên tiến và động cơ vectơ lực đẩy; nhưng cuối cùng nó lại được trang bị cho Không quân Nga vào năm 2009.

Về thực chất, Su-35 ban đầu được thiết kế để xuất khẩu, với buồng lái được thiết kế lại hoàn toàn, hệ thống điều khiển vũ khí tiên tiến và động cơ vectơ lực đẩy; nhưng cuối cùng nó lại được trang bị cho Không quân Nga vào năm 2009.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ, được trang bị radar mảng pha thụ động (PESA) Irbis-E, là cốt lõi của hệ thống điều khiển vũ khí. Radar này có thể phát hiện các mục tiêu trên không cách xa 400 km, có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng lúc và tấn công 8 mục tiêu trong số đó.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ, được trang bị radar mảng pha thụ động (PESA) Irbis-E, là cốt lõi của hệ thống điều khiển vũ khí. Radar này có thể phát hiện các mục tiêu trên không cách xa 400 km, có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng lúc và tấn công 8 mục tiêu trong số đó.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu suất của radar Irbis-E; mặc dù Su-35 được xếp loại tiêm kích thế hệ 4++, nhưng hiệu suất của hệ thống điện tử hàng không, lại thấp nhất so với các đối thủ; và là loại duy nhất của thế hệ 4++, không được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).

Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu suất của radar Irbis-E; mặc dù Su-35 được xếp loại tiêm kích thế hệ 4++, nhưng hiệu suất của hệ thống điện tử hàng không, lại thấp nhất so với các đối thủ; và là loại duy nhất của thế hệ 4++, không được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).

Theo thông tin của nhà sản xuất Sukhoi, phạm vi phát hiện của radar Irbis-E đối với mục tiêu có diện tích 3 mét vuông là 350 km, nhưng trên thực tế, rất hiếm mục tiêu có diện tích phản xạ lớn như vậy. Khi mục tiêu có vùng phản xạ nhỏ, phạm vi tìm kiếm giảm xuống còn 200 km.

Theo thông tin của nhà sản xuất Sukhoi, phạm vi phát hiện của radar Irbis-E đối với mục tiêu có diện tích 3 mét vuông là 350 km, nhưng trên thực tế, rất hiếm mục tiêu có diện tích phản xạ lớn như vậy. Khi mục tiêu có vùng phản xạ nhỏ, phạm vi tìm kiếm giảm xuống còn 200 km.

Hơn nữa, radar Irbis-E rất dễ bị gây nhiễu bởi các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại. Cùng với tầm bắn ngắn của tên lửa không đối không, Su-35 gặp bất lợi đáng kể trong các cuộc không chiến ngoài tầm nhìn; đặc biệt là khi chiến đấu với máy bay được trang bị radar AESA, nhược điểm càng rõ ràng hơn.

Hơn nữa, radar Irbis-E rất dễ bị gây nhiễu bởi các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại. Cùng với tầm bắn ngắn của tên lửa không đối không, Su-35 gặp bất lợi đáng kể trong các cuộc không chiến ngoài tầm nhìn; đặc biệt là khi chiến đấu với máy bay được trang bị radar AESA, nhược điểm càng rõ ràng hơn.

Su-35 trải qua thực chiến tại chiến trường Syria khi thực hiện một số nhiệm vụ ném bom, tuy nhiên chủ yếu được sử dụng để hộ tống trên không cho Su-30SM và các máy bay khác. Đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong việc ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu của Syria.

Su-35 trải qua thực chiến tại chiến trường Syria khi thực hiện một số nhiệm vụ ném bom, tuy nhiên chủ yếu được sử dụng để hộ tống trên không cho Su-30SM và các máy bay khác. Đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong việc ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu của Syria.

So với Rafale, Su-35 ra đời sau và vẫn cần tích lũy đủ kinh nghiệm chiến đấu. Su-35 có thể sử dụng nhiều loại vũ khí đường không, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và tên lửa chống bức xạ. Nhưng điều quan trọng là Rafale có thể mang vũ khí hạt nhân; về mặt này, tiêm kích Pháp có lợi thế hơn.

So với Rafale, Su-35 ra đời sau và vẫn cần tích lũy đủ kinh nghiệm chiến đấu. Su-35 có thể sử dụng nhiều loại vũ khí đường không, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và tên lửa chống bức xạ. Nhưng điều quan trọng là Rafale có thể mang vũ khí hạt nhân; về mặt này, tiêm kích Pháp có lợi thế hơn.

Khi không quân lựa chọn máy bay chiến đấu, độ tin cậy cũng là một yếu tố quan trọng. Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga tương đối đáng tin cậy, nhưng máy bay chiến đấu của Pháp có công nghệ tiên tiến hơn và vũ khí tốt hơn.

Khi không quân lựa chọn máy bay chiến đấu, độ tin cậy cũng là một yếu tố quan trọng. Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga tương đối đáng tin cậy, nhưng máy bay chiến đấu của Pháp có công nghệ tiên tiến hơn và vũ khí tốt hơn.

Do đó, đối với Ấn Độ và Ai Cập, hai nước đã được trang bị Su-30MKI và Su-35, lựa chọn tốt nhất là họ tiếp tục chọn Rafale của Pháp; điều này có thể giúp đa dạng hóa vũ khí và đồng minh chiến lược của hai nước. Nguồn ảnh: Pinterest.

Do đó, đối với Ấn Độ và Ai Cập, hai nước đã được trang bị Su-30MKI và Su-35, lựa chọn tốt nhất là họ tiếp tục chọn Rafale của Pháp; điều này có thể giúp đa dạng hóa vũ khí và đồng minh chiến lược của hai nước. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích Rafale của Pháp tới nay vẫn được coi là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư đắt đỏ nhất thế giới, với giá 91 triệu Euro cho mỗi chiếc, mỗi giờ nay ngốn 15.000 Euro. Nguồn: ArmiesPower.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-an-do-va-ai-cap-quay-lung-voi-tiem-kich-su-35-nga-1541947.html