Lý do khiến tóc rụng nhiều không nên bỏ qua
Tình trạng rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe khác nhau.
Với rất nhiều người, mái tóc đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá vẻ đẹp của bản thân. Do đó, tình trạng rụng tóc nhiều có thể gây ra cảm giác lo lắng và thậm chí là sợ hãi cho họ. Nếu luồn ngón tay qua tóc gây rụng tóc bất thường thì đó có thể là do thói quen tạo kiểu tóc hoặc một vấn đề về sức khỏe.
Chu kỳ phát triển của tóc trải qua 3 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn anagen hoặc đang phát triển: Hầu hết nang tóc (khoảng 90 - 95%) đang ở giai đoạn anagen, kéo dài từ hai đến 8 năm, theo đánh giá vào tháng 9.2015 trên Tạp chí Nghiên cứu chẩn đoán và lâm sàng.
- Giai đoạn catogen hoặc chuyển tiếp: Tiếp theo là giai đoạn chuyển tiếp và tại thời điểm này, tóc ngừng phát triển và chuyển sang giai đoạn cuối cùng trong vài tuần.
- Giai đoạn telogen: Giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng này là điểm kết thúc quá trình mọc tóc và 5-10% tóc của bạn nằm trong giai đoạn nghỉ ngơi cuối cùng kéo dài vài tháng này. Vào cuối giai đoạn telogen, các sợi tóc cũ sẽ bị đẩy ra khỏi nang tóc và quá trình mọc tóc mới bắt đầu. Đây cũng là thời điểm trong chu kỳ, tóc dễ dàng mọc ra.
7 lý do có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc
Căng thẳng: Rụng tóc bất thường có thể là do một tình trạng telogen effluvium - tóc rụng sau một thời gian căng thẳng. Những yếu tố gây căng thẳng này có thể bao gồm: bệnh tật, thay đổi cân nặng nhanh chóng, mất việc, người thân qua đời hoặc ly hôn.
Sử dụng hóa chất, làm tóc: Các phương pháp xử lý hóa chất mạnh như ép tóc hoặc uốn tóc, cũng như sấy khô, uốn tóc và tạo kiểu tóc chặt đều có thể khiến tóc bị rụng. Và việc chải tóc sau khi tắm cũng sẽ khiến nhiều sợi bị mắc vào tay bạn hơn.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư, viêm khớp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và trầm cảm có thể gây rụng tóc khi bạn luồn ngón tay qua tóc.
Vấn đề sức khỏe: Mang thai, sinh con, các vấn đề về tuyến giáp và mãn kinh cũng là một số tình trạng liên quan đến nội tiết tố có gây rụng tóc.
Dinh dưỡng: Tình trạng thiếu sắt hoặc protein cũng có thể là nguyên nhân gây dễ gãy rụng tóc hơn.
Rối loạn hành vi: Sự thôi thúc không thể cưỡng lại việc kéo tóc là một chứng rối loạn - chứng giật tóc. Khi mắc bệnh này có thể dẫn đến rụng tóc quá nhiều và gây ra các mảng hói trên da đầu.
Các phương pháp giúp tóc mọc nhanh hơn:
Tránh kéo giật tóc: nên lựa chọn một chiếc lược răng thưa để gỡ rối cho tóc và chú ý không luồn tay vào tóc hoặc xoắn tóc khi bạn cảm thấy buồn chán.
Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ: Sử dụng dầu gội đầu thân thiện với tóc và thoa dầu xả mỗi lần gội có thể giúp giảm tóc gãy rụng.
Hạn chế sử dụng nhiệt: Mặc dù không sử dụng máy sấy tóc hoặc máy uốn tóc là điều có thể rất khó khăn, nhưng điều này thực sự có thể giúp tóc không bị rụng.
Hạn chế sử dụng hóa chất: Uốn tóc, điều trị bằng chất sừng hoặc thuốc nhuộm có thể khiến tóc bị yếu và dễ gãy rụng.
Ăn uống hợp lý: Đảm bảo bổ sung đủ protein và sắt là một phần trong chế độ ăn để có một mái tóc khỏe đẹp.
Nhận sự tư vấn của bác sĩ: Nếu phát hiện số lượng tóc rụng hoặc rụng nhiều bất thường - trung bình hơn 100 sợi mỗi ngày - hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân và giải pháp điều trị.
Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/ly-do-khien-toc-rung-nhieu-khong-nen-bo-qua-post1032724.vov