Ngoài vũ khí hạt nhân và số tên lửa đạn đạo khổng lồ, Triều Tiên còn tự hào có hệ thống phòng không tiên tiến hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Hơn nữa, Bình Nhưỡng cũng đã thực hiện các bước, để tăng khả năng phục hồi, trước bất kỳ cuộc tấn công từ trên không nào, mà Mỹ có thể phát động trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ảnh: Tên lửa phòng không SAM-2 của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Triều Tiên vẫn sống trong tình trạng đất nước có chiến tranh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn chưa quên những bài học của Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và mức độ tàn phá của Mỹ gây ra cho nước này. Ảnh: Một thành phố của Triều Tiên bị bom Mỹ san phẳng trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 - Nguồn: Wikipedia.
“Từ năm 1950 đến năm 1953, Không quân và Hải quân Mỹ đã san phẳng Triều Tiên, vì vậy CHDCND Triều Tiên đã có gần 70 năm để suy nghĩ về cách đảm bảo điều đó không xảy ra lần nữa và họ đã đào rất nhiều hầm trú ẩn”, Chuẩn tướng Mỹ đã về hưu Mike McDevitt, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích Hải quân đã phát biểu trước báo giới. Ảnh: Một cây cầu của Triều Tiên bị Mỹ ném bom trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài việc xây dựng các hệ thống hầm trú ẩn, Bình Nhưỡng còn trang bị các hệ thống phòng không tiên tiến hơn suy nghĩ của nhiều người. Mặc dù phần lớn lực lượng phòng không của Triều Tiên do Liên Xô chế tạo, nhưng Bình Nhưỡng cũng tự phát triển được một số vũ khí có tính năng đáng nể. Ảnh: Tên lửa phòng không KN-06 do Triều Tiên tự phát triển - Nguồn: Wikipedia.
“Triều Tiên có sự kết hợp của các tên lửa SAM cũ của Liên Xô, bao gồm S-75, S-125, S-200 và Kvadrat, phần lớn vẫn có khả năng hoạt động tốt” Vasily Kashin, chuyên gia tại Trường Đại học Kinh tế Moscow nói với The National Interest. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Theo tin tức tình báo, Triều Tiên đã tự sản xuất được tên lửa phòng không S-75 và đã tự nâng cấp những tên lửa được viện trợ dưới thời Liên Xô. Ngoài ra vào khoảng đầu năm 2010, họ còn được trang bị một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, được Hàn Quốc và Mỹ gọi là KN-06. Ảnh: Hệ thống phòng không KN-06 trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Wikipedia.
Không rõ Bình Nhưỡng đã chế tạo bao nhiêu hệ thống tên lửa phòng không KN-06, nhưng vũ khí phòng không của Triều Tiên có lẽ tính năng không thua kém các phiên bản tên lửa phòng không S-300 đời đầu của Liên Xô. Ảnh: Hệ thống phòng không KN-06 trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Wikipedia.
Theo các nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết: Hệ thống phòng không KN-06 có radar mảng pha theo từng giai đoạn và tính năng có thể tương đương với các phiên bản S-300P đời đầu; KN-06 được cho là có tầm bắn lên tới 150 km và đã thử nghiệm nhiều lần thành công. Ảnh: Triều Tiên bắn thử tên lửa phòng không KN-06 - Nguồn: Sina
Một trong những lý do khiến KN-06 thường bị bỏ qua, là do các chuyên gia phân tích quân sự phương Tây thường đánh giá thấp năng lực công nghiệp của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên với trình độ công nghệ của Triều Tiên hiện nay, họ có thể chế tạo được nhiều loại vũ khí, tương đương với thiết kế của Liên Xô của những năm 1970 đến đầu những năm 1980. Ảnh: Hệ thống phòng không KN-06 trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Wikipedia.
Hệ thống phòng không tầm thấp của Triều Tiên cũng khá mạnh, ngay cả khi các hệ thống mà Bình Nhưỡng khai thác đều đã lâu năm. Kashin nói: “Ở độ cao thấp, Triều Tiên sở hữu hệ thống phòng không dày đặc gồm các loại tên lửa phòng không cầm tay (MANPAD) và rất nhiều pháo phòng không có cỡ nòng từ 23 đến 57mm. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Lực lượng không quân Triều Tiên do bị bao vây cấm vận nên rất lạc hậu, khó đáp ứng được chiến tranh hiện đại. Loại máy bay duy nhất mà Bình Nhưỡng sở hữu, có thể đe dọa được không quân của Mỹ là MiG-29 Fulcrums, nhưng số lượng không nhiều. Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh với phi công MiG-29 của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Theo chuyên gia Kashin, Triều Tiên hiện có khoảng 40 chiếc MiG-29, nhưng không chắc bao nhiêu chiếc trong số đó vẫn đủ khả năng bay. Cùng với đó là việc đào tạo phi công có giới hạn và không bao giờ vượt quá 20 giờ bay mỗi năm. Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh với phi công MiG-29 của Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù vũ khí phòng không của Triều Tiên chưa thuộc hàng hiện đại, tuy nhiên hệ thống phòng không của quốc gia này được tổ chức tốt, mặc dù các thiết bị đã cũ, như các hệ thống radar phòng không đều có từ thời Liên Xô và một số radar mảng pha mới hơn của Iran. Ảnh: Radar cảnh giới đường không do Triều Tiên tự phát triển - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên Mỹ không hề dễ dàng phá hủy các đơn vị phòng không của Triều Tiên, lý do các đơn vị phòng không đang sử dụng rộng rãi các hầm trú ẩn nằm sâu dưới lòng đất. Vì vậy, mặc dù chưa hiện đại, nhưng hệ thống phòng không của Triều Tiên có thể khó bị phá vỡ hơn nhiều người có thể mong đợi. Ảnh: Các hệ thống phòng không của Triều Tiên luôn ở trạng thái SSCĐ cao - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù nhiều vũ khí phòng không của Triều Tiên thuộc thế hệ cũ, thì triết lý tự lực của Triều Tiên đã giúp nước này có thể tự sản xuất hầu hết các khí tài quân sự của mình; mặc dù trong nhiều trường hợp, công nghệ của Triều Tiên bị tụt hậu từ 20 đến 40 năm, nhưng Triều Tiên sản xuất nó một cách độc lập, mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Ảnh: Triều Tiên phóng thử tên lửa phòng không KN-06. Nguồn: Sina
Video CHDCND Triều Tiên đã thay đổi thế nào dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong Un - Nguồn: VTV24
Tiến Minh