Lý do WHO khuyến cáo không nên sử dụng hai liệu pháp chữa Covid-19

Các chuyên gia nhận định phương pháp này kém hiệu quả với biến chủng mới.

Mới đây, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng cùng lúc 2 liệu pháp kháng thể Sotrovimab và Casirivimab-imdevimab trong điều trị Covid-19, thay thế các khuyến nghị trước đó ủng hộ giải pháp từng được đăng trên tạp chí Y khoa Anh.

Các chuyên gia của WHO lý giải việc này là do biến chủng Omicron và các biến thể phụ mới nhất có khả năng khiến cách điều trị này không còn hiệu quả nữa.

Điều này có nghĩa vào thời điểm hiện tại, không có liệu pháp kháng thể nào được khuyến nghị để điều trị Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có những lựa chọn điều trị khác.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng là do hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Một số phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả là sử dụng thuốc chống viêm, làm giảm các phản ứng miễn dịch chống lại virus. Các bằng chứng mạnh mẽ tiếp tục ủng hộ việc sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, kháng IL-6 và baricitinib .

Riêng với thuốc chống viêm, hai loại liệu pháp điều trị trực tiếp được áp dụng để nhắm vào SARS-CoV-2. Đây là những loại thuốc kháng virus và phương pháp điều trị bằng kháng thể.

Thuốc kháng virus cho phép virus xâm nhập vào tế bào cơ thể nhưng ngăn không cho mầm bệnh tái tạo, do đó làm giảm tác động của virus.

 WHO khuyến cáo không sử dụng đồng thời 2 liệu pháp điều trị Covid-19. Ảnh minh họa: marcelo_leal.

WHO khuyến cáo không sử dụng đồng thời 2 liệu pháp điều trị Covid-19. Ảnh minh họa: marcelo_leal.

Thuốc Remdesivir, được phát triển ban đầu cho bệnh viêm gan C, đã chứng minh hiệu quả trong việc chống lại các biến thể phụ của biến chủng Omicron như BA.2.12.1, BA.4 và BA.5 trong phòng thí nghiệm.

Trong hướng dẫn điều trị mới, WHO đã khuyến nghị sử dụng thuốc Remdesivir để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 thể nặng nhưng cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân mắc triệu chứng nhẹ, dựa trên kết quả từ một loạt các thử nghiệm gần đây.

Các thuốc kháng virus khác bao gồm Molnupiravir, Nirmatrelvir và Ritonavir cũng được WHO khuyến cáo sử dụng. Những loại thuốc này được dùng qua đường uống, trong khi Remdesivir được tiêm tĩnh mạch.

Trong khi đó, các liệu pháp kháng thể hoạt động bằng cách phủ một loại protein lên bề mặt SARS-CoV-2, được gọi là protein đột biến, từ đó ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào người. Chúng cũng có thể giúp loại bỏ các tế bào bị nhiễm đã bị virus xâm nhập.

Sotrovimab là một trong những liệu pháp kháng thể như vậy. Đó là một kháng thể đơn dòng, có nghĩa là nó chỉ nhắm mục tiêu vào một vùng cụ thể của protein đột biến của virus.

Trong các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trước khi biến chủng Omicron xuất hiện, Sotrovimab làm giảm nguy cơ diễn biến nặng của bệnh.

Điều này đã dẫn đến sự cho phép khẩn cấp của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng như Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Anh năm 2021.

Khuyến cáo này thay đổi việc điều trị Covid-19 như thế nào?

Một thách thức quan trọng đi kèm với việc sử dụng các kháng thể đơn dòng để kiểm soát nhiễm SARS-CoV-2 là chúng chỉ liên kết với một vùng duy nhất của protein đột biến.

Khi nCoV đột biến, vùng protein cũ được các kháng thể nhận ra cũng có thể bị thay đổi. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự xuất hiện của Omicron đã làm giảm hiệu quả của sotrovimab.

Casirivimab-imdevimab kết hợp hai kháng thể đơn dòng, do đó nhằm mục tiêu vào hai vùng khác nhau của protein đột biến. Liệu pháp này cố gắng vượt qua tốc độ đột biến của SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, sự kết hợp này đã được chứng minh là không hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm Omicron trong các thí nghiệm. Điều này khiến WHO phải thay đổi lời khuyên của mình.

Đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất

Trong quá trình phòng dịch, chúng ta có sự khác nhau khi đứng trước SARS-CoV-2. Tiêm phòng đã làm giảm đáng kể nguy cơ mắc Covid-19 diễn biến nặng cho phần lớn dân số.

Tuy nhiên, một số người có hệ thống miễn dịch kém hoặc đang điều trị bệnh lý nền làm suy yếu phản ứng miễn dịch. Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh mạn tính có thể làm tổn thương thêm hệ thống miễn dịch. Hệ thống này cũng suy yếu một cách tự nhiên theo tuổi tác.

 Người cao tuổi, suy yếu hệ miễn dịch vẫn là nhóm nguy cơ cao. Ảnh minh họa: harry_cao.

Người cao tuổi, suy yếu hệ miễn dịch vẫn là nhóm nguy cơ cao. Ảnh minh họa: harry_cao.

Một trong những dạng thiếu hụt miễn dịch phổ biến nhất là cơ thể không có khả năng sản xuất đủ kháng thể sau khi tiêm chủng hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, các liệu pháp kháng thể, tìm cách bổ sung hoặc thay thế các kháng thể đó một cách nhân tạo sẽ có lợi cho nhiều người bị suy giảm miễn dịch.

Mặc dù việc đảm bảo các kháng thể đơn dòng vẫn có hiệu quả chống lại virus, đây không phải sự kết thúc của phương pháp điều trị Covid-19 này.

Có thể xác định rõ các kháng thể đơn dòng thế hệ tiếp theo sẽ giúp trung hòa tốt hơn các biến phụ của Omicron, bất chấp các kháng thể này cũng không có khả năng duy trì hiệu quả lâu dài.

Đối với những người bị suy giảm miễn dịch cũng như cộng đồng, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận các phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả khác.

Không may là khi đối phó với virus RNA, các đột biến có thể diễn ra nhanh chóng làm giảm khả năng tự bảo vệ của chúng ta. Để kéo dài hiệu quả, phương pháp điều trị kết hợp sẽ là một hướng đi quan trọng so với các liệu pháp đơn chất.

Quốc Toàn

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ly-do-who-khuyen-cao-khong-nen-su-dung-hai-lieu-phap-chua-covid-19-post1356443.html