Mách mẹ bí quyết giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh, xua tan nỗi lo táo bón

Táo bón có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, táo bón ở trẻ em thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón lâu ngày thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không có hứng thú với việc ăn uống, suy dinh dưỡng, trẻ còi cọc, chậm lớn, thậm chí có thể mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân và những hậu quả nếu không xử lý kịp thời

Trẻ được coi là bị táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần với trẻ đang bú mẹ và dưới 2 lần một tuần với trẻ lớn. Đi kèm theo đó là cảm giác đau, rát mỗi khi bé đi cầu.

Theo Ths.Bs.Đinh Ngọc Hoa – Nguyên BS chuyên khoa Nhi Bệnh viện Saint Paul, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ, bao gồm:

- Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh. Điều này hiếm gặp, thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.

- Nguyên nhân cơ năng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đồng thời do sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ ăn sữa ngoài dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Một số những nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, gây co thắt hậu môn. Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ đau hoặc ngại đi đại tiện.

Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa tư vấn về các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa tư vấn về các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Cũng theo bác sĩ Đinh Ngọc Hoa nếu táo bón kéo dài, và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Đặc biệt, những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hằng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu ngược trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị sa trực tràng (lòi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.

Rất nhiều trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò, sữa công thức. Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với con, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất non nớt.

Sữa mát - nguồn dinh dưỡng giúp giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh, xua tan nỗi lo táo bón

“Sữa mát" được nhiều bà mẹ cho rằng là sữa có hương vị nhạt thanh tự nhiên gần giống với sữa mẹ, dễ uống, sữa mát giúp bé phát triển toàn diện vì giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, không gây kích ứng ruột, từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Bác sĩ Lê Thị Hải đánh giá về vai trò và tác động của sữa mát

Bác sĩ Lê Thị Hải đánh giá về vai trò và tác động của sữa mát

Ths.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn khi lựa chọn sữa mát phù hợp cho trẻ, cần lựa chọn loại sữa mát phù hợp độ tuổi bởi với mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể trẻ lại cần tỷ lệ chất dinh dưỡng khác nhau. Chú trọng đến các thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp bé tăng hấp thu và cải thiện tình trạng táo bón, từ đó giúp bé ăn ngon, tăng cân đều. Trong thời gian đầu dùng sữa, mẹ nên quan sát tình trạng tiêu hóa của bé. Nếu thấy bé đi ngoài đều đặn hàng ngày và chất thải bình thường, bé ăn ngon miệng, có giấc ngủ sâu, thì đó là sữa phù hợp với bé.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mach-me-bi-quyet-giup-tre-cao-lon-khoe-manh-xua-tan-noi-lo-tao-bon-n183621.html