Mãi là ngọn đuốc dẫn đường cho dân tộc

Hôm nay 19.5.2025, cả dân tộc Việt Nam thành kính kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Bác Hồ tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 28.2.1969 đến ngày 20.3.1969 như người Cha gặp các con. Ảnh: TTXVN

Bác Hồ tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 28.2.1969 đến ngày 20.3.1969 như người Cha gặp các con. Ảnh: TTXVN

Trong không khí thiêng liêng ấy, hình ảnh Bác Hồ không chỉ hiện diện trên những tấm bích chương, những bài diễn văn hay những dòng kỷ yếu trang trọng, mà còn sống mãi trong lòng người dân, trong từng câu chuyện giản dị đời thường, trong từng việc làm cụ thể, thiết thực của mỗi cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đẩy mạnh sáp nhập các đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, đổi mới phương thức lãnh đạo, thì lời dạy, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh càng trở nên quý giá, trở thành ngọn đuốc soi đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống…”

Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhắc đến một đời hy sinh vì nước, vì dân. Người không chỉ để lại cho dân tộc một sự nghiệp giải phóng vĩ đại mà còn để lại một kho báu tinh thần vô giá: Hệ giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách sống, phong cách làm việc. Đó là lòng yêu nước thương dân nồng nàn; là chí công vô tư, cần kiệm liêm chính; là tinh thần đại đoàn kết, thương yêu con người; là sự giản dị, khiêm nhường, gần gũi với đồng chí, đồng bào.

Bác từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố”. Quả thực, bản thân Người chính là minh chứng sống động nhất. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành vị Chủ tịch nước, Bác vẫn giữ lối sống thanh bạch, giản dị. Trong căn nhà sàn nhỏ giữa Thủ đô, Bác dùng quạt nan, mặc bộ ka-ki bạc màu, đi đôi dép cao su mòn vẹt, tiếp khách quốc tế bằng ấm trà, nụ cười, câu chuyện ân cần.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, chúng ta hãy cùng nhớ lời Bác dặn trước lúc đi xa: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Hãy lấy đó làm kim chỉ nam, biến nó thành hành động cụ thể, để Việt Nam không chỉ mạnh về kinh tế, mà còn giàu đẹp về văn hóa, vững vàng về đạo đức, rạng rỡ về phẩm giá dân tộc.

Hướng về Bác, học Bác, làm theo Bác chính là lời hứa thiêng liêng mà thế hệ hôm nay gửi tới Người trong mùa sen tháng Năm lịch sử, để đưa dân tộc vươn tới những chân trời mới của tự do, hạnh phúc và phồn vinh.

Một nhà lãnh đạo tối cao nhưng không hề có khoảng cách với dân, không tách biệt với đồng chí. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở lối sống giản dị mà còn ở cách làm việc khoa học, sâu sát thực tiễn, dân chủ, lắng nghe, nói đi đôi với làm. Khi đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, Bác vẫn dành thời gian về thăm các làng quê, gặp gỡ bộ đội, công nhân, nông dân, hỏi thăm từ chuyện cơm áo, học hành đến nỗi lo từng bữa của dân.

Khi nước nhà giành được độc lập, Bác vẫn giữ thói quen đi thực tế, viết thư khen những người tốt, việc tốt, nhắc nhở cán bộ phải biết “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Câu chuyện Bác thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm, động viên công nhân tăng gia sản xuất, chuyện Bác căn dặn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc giữ trọn phẩm chất, chuyện Bác khen ngợi em học sinh nhặt được của rơi trả lại người mất…, tất cả đã đi vào lịch sử, trở thành bài học đạo đức sinh động, dễ hiểu, dễ làm theo.

“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước…”

Ngày nay, khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ, với dân số trên 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, vị thế quốc tế ngày càng cao, chúng ta không chỉ đối diện với thời cơ lớn mà còn đứng trước những thách thức không nhỏ: Cạnh tranh chiến lược gay gắt, chuyển đổi số, già hóa dân số, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản trị quốc gia.

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính, tinh giản biên chế, đổi mới cơ cấu tổ chức không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà quan trọng hơn, là yêu cầu thay đổi về chất lượng con người, về phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách phục vụ nhân dân. Một bộ máy có tinh gọn đến đâu mà cán bộ thiếu đạo đức, xa dân, vô cảm trước nỗi lo của dân thì mọi cải cách đều chỉ dừng ở hình thức. Chính vì vậy, học tập, làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là lời giải căn cơ, bền vững.

Nhìn lại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước vừa diễn ra tại TP.HCM, chúng ta càng thấm thía sâu sắc ý nghĩa của những giá trị mà Bác để lại. Những đoàn diễu binh hùng tráng trên đường Nguyễn Huệ, những chương trình nghệ thuật ngập tràn sắc màu, những cuộc gặp gỡ xúc động giữa các cựu chiến binh, các thế hệ trẻ, tất cả đều gợi nhắc tới hình ảnh Bác Hồ, người đã đặt nền móng cho độc lập, thống nhất, hòa bình, phát triển.

Trong những ngày tháng Tư lịch sử ấy, người dân cả nước như được sống lại

Điều quan trọng hơn cả không chỉ là xử lý vi phạm, mà là xây dựng được một đội ngũ cán bộ biết tự soi, tự sửa, biết rèn luyện đạo đức, phong cách như Bác đã làm. Bác từng dạy: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Người cán bộ không thể chỉ dừng lại ở lời nói, mà phải hành động, phải làm gương từ những việc nhỏ nhất. Đó là thái độ cầu thị, lắng nghe dân, tôn trọng dân; là sự cần mẫn, trách nhiệm trong công việc; là sự giản dị, liêm khiết, chống xa hoa, phô trương; là sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

giây phút Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác ôm hôn từng chiến sĩ miền Nam ra Bắc tập kết. Lời dạy của Bác về đoàn kết, về lòng yêu nước, về sự hy sinh vì cái chung vang vọng khắp núi sông, trở thành sợi dây kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, tiếp lửa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.

Nhưng bên cạnh niềm tự hào, chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào sự thật: Vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống, làm xói mòn niềm tin của nhân dân, cản trở công cuộc đổi mới. Những vụ án tham nhũng, tiêu cực bị xử lý trong thời gian qua là bài học đắt giá, cảnh tỉnh mạnh mẽ. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần nhấn mạnh về việc không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý cán bộ. Nhưng điều quan trọng hơn cả không chỉ là xử lý vi phạm, mà là xây dựng được một đội ngũ cán bộ biết tự soi, tự sửa, biết rèn luyện đạo đức, phong cách như Bác đã làm.

Bác từng dạy: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Người cán bộ không thể chỉ dừng lại ở lời nói, mà phải hành động, phải làm gương từ những việc nhỏ nhất. Đó là thái độ cầu thị, lắng nghe dân, tôn trọng dân; là sự cần mẫn, trách nhiệm trong công việc; là sự giản dị, liêm khiết, chống xa hoa, phô trương; là sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) gặt mùa (1954). Ảnh: TTXVN

Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) gặt mùa (1954). Ảnh: TTXVN

Học Bác, làm theo Bác chính là lời hứa thiêng liêng

Trong thực tế, không ít tấm gương cán bộ đã làm rạng danh đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thường xuyên đi đốc thúc các công trình trọng điểm quốc gia. Chủ tịch UBND TP.HCM nhiều lần đối thoại trực tiếp, tháo gỡ bức xúc của người dân Thủ Thiêm; những giáo viên, bác sĩ bám trụ ở vùng sâu, vùng xa để đem ánh sáng tri thức, ánh sáng y học đến với đồng bào, tất cả họ, dù nổi tiếng hay lặng thầm, đều là những “bông hoa đẹp” tỏa hương từ mảnh vườn đạo đức, phong cách của Bác.

Ngược lại, cũng có không ít cán bộ, đảng viên bị xử lý vì tham ô, lãng phí, vô cảm, cửa quyền, làm mất uy tín của tổ chức, làm tổn thương niềm tin của nhân dân. Những câu chuyện ấy, những tấm gương ấy, nhắc nhở chúng ta một điều giản dị mà sâu sắc: Đạo đức, phong cách không phải là thứ xa xôi, cao siêu, mà là từ trong chính trái tim, hành động của mỗi người, trong từng việc nhỏ hằng ngày.

Nhìn về tương lai, đất nước ta đang đặt ra những mục tiêu lớn: Đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao; đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước tiên tiến, sánh vai với các cường quốc năm châu. Để hiện thực hóa khát vọng ấy, chúng ta cần một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, cần một thế hệ trẻ giàu ý chí, sáng tạo, biết giữ gìn và phát huy giá trị dân tộc.

Học Bác, làm theo Bác chính là con đường ngắn nhất, bền vững nhất để đi đến thành công. Đó không phải là khẩu hiệu, mà là hành động cụ thể, kết quả cụ thể, sự chuyển biến cụ thể trong tư duy, lối sống, phong cách làm việc. Đó là cán bộ, đảng viên phải biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng; là doanh nhân biết kinh doanh tử tế, đóng góp xã hội; là trí thức biết dấn thân, phụng sự; là thanh niên biết sống đẹp, sống có ích.

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ tri ân một bậc vĩ nhân mà còn tự nhắc mình về bổn phận, trách nhiệm. Đất nước đang đổi thay từng ngày, nhưng cội nguồn sức mạnh vẫn nằm ở niềm tin, ở lòng dân, ở tinh thần đoàn kết, ở đạo đức, phong cách của những con người đang cống hiến.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, chúng ta hãy cùng nhớ lời Bác dặn trước lúc đi xa: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Hãy lấy đó làm kim chỉ nam, biến nó thành hành động cụ thể, để Việt Nam không chỉ mạnh về kinh tế, mà còn giàu đẹp về văn hóa, vững vàng về đạo đức, rạng rỡ về phẩm giá dân tộc. Hướng về Bác, học Bác, làm theo Bác chính là lời hứa thiêng liêng mà thế hệ hôm nay gửi tới Người trong mùa sen tháng Năm lịch sử, để đưa dân tộc vươn tới những chân trời mới của tự do, hạnh

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/chinh-tri/mai-la-ngon-duoc-dan-duong-cho-dan-toc-135562.html