Mãn nhãn màn trình diễn của 'Hổ mang chúa' SU-30MK2

Ngày 25/11, người dân Thủ đô đã được chiêm ngưỡng những chiếc tiêm kích SU-30MK2 và trực thăng của Không quân Việt Nam bay tập trên bầu trời Hà Nội. 7 chiếc tiêm kích SU-30MK2 và 7 trực thăng MI đã tiến hành bay hợp luyện tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để chuẩn bị phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Tháng 12 tới, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã quyết định tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ 2 tại hai điểm là sân bay Gia Lâm và Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Tham gia biểu diễn tại lễ khai mạc triển lãm, 7 chiếc tiêm kích SU-30MK2 và 7 trực thăng MI các loại sẽ tiến hành bay diễu hành quan khán đài. Việc này được giao cho Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) chủ trì hoạt động bay trình diễn, trực tiếp là Trung đoàn không quân 927.

SU-30MK2 là tiêm kích đa năng hạng nặng do Tập đoàn SUKHOI của Nga sản xuất, nâng cấp lên từ tiêm kích SU-27, định danh theo NATO là “Flanker-C”. Hiện nay đã có nhiều quốc gia trang bị cho quân đội loại máy bay này, trong đó có thể kể đến Việt Nam, Venezuela, Indonesia...

Về tổng quan, SU-30MK2 là một hệ thống vũ khí tiến công xung kích đường không nhiều mục đích, được phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, gồm các tổ hợp vũ khí có điều khiển chính xác và khí tài chiến đấu nhiều tính năng dùng để thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của lực lượng không quân chiến thuật.

Máy bay SU-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam là một phiên bản đặc biệt với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới.

SU-30MK2 là tiêm kích đa năng chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

SU-30MK2 là tiêm kích đa năng chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Mỗi chiếc SU-30MK2 được trang bị hai động cơ AL-31FP có lực đẩy lên đến 12 tấn. Điểm đặc biệt là loại động cơ này có khả năng điều chỉnh luồng phụt giúp máy bay cơ động hơn trong các tình huống.

Mỗi chiếc SU-30MK2 được trang bị hai động cơ AL-31FP có lực đẩy lên đến 12 tấn. Điểm đặc biệt là loại động cơ này có khả năng điều chỉnh luồng phụt giúp máy bay cơ động hơn trong các tình huống.

SU-30MK2 có thể đạt vận tốc Mach 2, tương đương tốc độ 1.350 km/h tại độ cao thấp và vận tốc leo cao là 230 m/s. Đây là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 có khả năng cơ động và tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất thế giới hiện nay.

SU-30MK2 có thể đạt vận tốc Mach 2, tương đương tốc độ 1.350 km/h tại độ cao thấp và vận tốc leo cao là 230 m/s. Đây là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 có khả năng cơ động và tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất thế giới hiện nay.

SU-30 MK2 được trang bị radar hiện đại, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu mạnh, lên đến 15 mục tiêu trên không, trong khi có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Máy bay có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ khoảng 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km.

SU-30 MK2 được trang bị radar hiện đại, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu mạnh, lên đến 15 mục tiêu trên không, trong khi có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Máy bay có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ khoảng 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km.

Phi công chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam được ví như "tài sản quốc gia". Quá trình tìm, tuyển và huấn luyện phi công chiến đấu được ví như "đãi cát tìm vàng", chỉ vài người được chọn trong cả nghìn người.

Phi công chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam được ví như "tài sản quốc gia". Quá trình tìm, tuyển và huấn luyện phi công chiến đấu được ví như "đãi cát tìm vàng", chỉ vài người được chọn trong cả nghìn người.

Tham gia hợp luyện cùng các tiêm kích "hổ mang chúa" còn có 7 chiếc trực thăng các loại như Mi8, Mi171 và Mi172 của Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân).

Tham gia hợp luyện cùng các tiêm kích "hổ mang chúa" còn có 7 chiếc trực thăng các loại như Mi8, Mi171 và Mi172 của Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân).

Trực thăng của Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như vận chuyển hàng hóa, bộ đội, cứu hộ cứu nạn...

Trực thăng của Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như vận chuyển hàng hóa, bộ đội, cứu hộ cứu nạn...

Theo thông tin từ ban tổ chức, lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay chào mừng của Không quân Việt Nam. Khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công trình diễn võ thuật, kỹ thuật; bộ đội biên phòng sử dụng 80 quân khuyển cùng 80 huấn luyện viên trình diễn.

Cùng với đó một điểm mới trong năm nay là có sự tham gia từ các hoạt động của lực lượng tác chiến không gian mạng với khu trưng bày thành tựu của lực lượng này.

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, cho biết triển lãm năm nay có tổng diện tích hơn 100.000m2, với diện tích trưng bày trong nhà 15.000m2 và ngoài trời hơn 20.000m2.

Đến nay đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia đăng ký tham gia.

Sau lễ khai mạc với các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho người dân vào tham quan từ 13h30 ngày 21 đến hết ngày 22/12.

Phong Sơn

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/man-nhan-man-trinh-dien-cua-ho-mang-chua-su-30mk2-721109.html